Làm sao để những người mới bắt đầu xây dựng kênh TikTok, hay bắt đầu sự nghiệp độc lập của mình: có thể sáng tạo content trên TikTok một cách bài bản? Cùng đọc bài viết dưới đây nhé.
Content freelancer hay Solo-preneur khi mới bắt đầu xây dựng sự nghiệp của mình sẽ nghĩ đến các nền tảng như Facebook hay Website. Tuy nhiên, những năm gần đây, TikTok là một trong những mạng xã hội nổi lên như ông hoàng của dạng nội dung ngắn.
I. Quy trình sáng tạo content TikTok
- Lên trước ý tưởng về concept
- Xây dựng kịch bản đơn giản
- Thực hiện sản xuất, quay dựng, hậu kỳ một vài video đầu tiên
- Lên timeline cho 15-20 video mỗi tháng (tối thiểu 4-5 video mỗi tuần). Có thể sử dụng phần mềm Google calendar hoặc Notion để quản lý công việc và tiến độ nội dung.
- Tiến hành đo lường hiệu quả phân phối video và điều chỉnh quy trình làm kịch bản, sản xuất…
-
Concept và Kịch bản
Khái niệm về Concept rất vô chừng, đại khái bạn có thể hiểu đơn giản là ý tưởng chính và chủ đề xuyên suốt mà kênh của bạn muốn xây.
Ví dụ: Kênh bạn muốn khai thác chủ đề hướng dẫn người khác làm marketing – bán hàng bằng video ngắn.
Bạn có rất nhiều idea xây kênh, right? Có thể bạn sẽ hướng dẫn người xem cách sử dụng chatGPT, hoặc hướng dẫn họ cách quay dựng & hậu kỳ video. Nếu bạn cứng chuyên môn hơn về mảng làm video ngắn, bạn cũng có thể lập kênh để chia sẻ & hướng dẫn người khác kiếm tiền bằng cách làm video.
Ví dụ khác, về một concept xây kênh @thachlamcontent theo hướng tiểu phẩm ngắn (2023). Thạch có kinh nghiệm trong mảng Content marketing, mong muốn chia sẻ những bài học trong công việc của anh ấy theo hướng những kịch bản có cốt chuyện, nhân vật, hội thoại… Cùng xem thử kịch bản mẫu cho 1 video trên kênh nhé.
2. Chuẩn bị đạo cụ, thực hiện quay dựng & hậu kỳ cho video đầu tiên
Như bạn thấy ở các kênh mình đưa trong hình minh họa đầu tiên, dù họ có làm kênh theo dạng chia sẻ, và chỉ ngồi một chỗ (cố định 1 góc quay) vào giai đoạn đầu khi xây kênh. Nhưng họ cũng dần phải đa dạng hóa góc quay (quay chính diện, quay nghiêng); đa dạng hóa bối cảnh phông nền (bàn làm việc, phòng ngủ, ngoài trời…); đa dạng hóa nội dung chia sẻ đến người xem (miễn liên quan đến concept “người chia sẻ về nghề Content/ Video making”).
Ngoài ra, bạn cũng cần định hình rõ về bố cục quay, setup ánh sáng, thiết lập thời lượng (không quá 2-3 phút cho 1 video để tránh nhàm chán). Người dùng TikTok vô cùng mất kiên nhẫn, vì vậy nếu nội dung của bạn chán, họ sẽ bỏ đi xem các kênh khác trong vòng 1 nốt nhạc!
Khâu quay dựng, hậu kỳ mới là thứ khiến newbie creators (đặc biệt từ mảng viết nhảy sang làm video ngắn) ‘vò đầu bứt tóc’, và cần sự kiên nhẫn từ bạn nhất.
Theo kinh nghiệm của rất nhiều TikToker sở hữu hàng trăm nghìn, hàng triệu lượt theo dõi: Kịch bản nội dung chữ hay chỉ chiếm một phần nhỏ tỷ lệ thành công cho kênh; yếu tố quay dựng – hậu kỳ mới chiếm tỷ lệ thành công cao.
Do đó, với các newbie, bạn cần học và thực hành, update thường xuyên các kỹ năng setup thiết bị quay video (bố cục, ánh sáng, đường di chuyển của điện thoại quay); kỹ năng xử lý hậu kỳ (tạo intro, chuyển cảnh mượt mà, thêm thắt hiệu ứng âm thanh – nhạc nền no copyright, cắt ghép các source video thành phần… để tạo thành 1 video cuối cùng đặc sắc, ‘bắt mắt – bắt tai’ người xem nhất).
Nghe thì rất chi là phức tạp heng, nhưng thực ra khi bạn đã làm quen việc rồi thì mọi thứ sẽ tự động tuôn trào, hiệu quả xây kênh chắc chắn gia tăng!
Thiết bị và phần mềm nên chuẩn bị trước khi bắt tay vào sáng tạo content trên TikTok:
- Nếu sử dụng điện thoại, nên dùng iPhone để tối ưu chất lượng.
- Một số dòng máy ảnh quay TikTok giá thành tương đối: Canon M50, Sony A6400….
- Micro: Rode, Gochek (giá cả vừa phải đi kèm chất lượng tốt).
- Edit video: CapCut, CapCut, CapCut! Nếu các bạn muốn chuyên nghiệp hơn có thể sử dụng Premiere nhưng có thể mất phí để sử dụng những tính năng cao cấp.
II. Những lưu ý khi sáng tạo content TikTok
1. Xác định tệp người xem mục tiêu (Target Audience)
Tệp người xem mục tiêu sẽ giúp các TikToker – những người sáng tạo content trên Tiktok có thể định hướng xây dựng nội dung tốt hơn.
Chúng ta nên trả lời một số câu hỏi sau để xây dựng chân dung người xem kênh một cách chuẩn chỉnh:
- Người xem của bạn là nam hay nữ? Nhóm tuổi nào? (Bạn thử tìm hiểu cách chia tệp độ tuổi của TikTok xem sao nhé: 13-17 (học sinh), 18-24 (sinh viên, mới TN), 25-34 (lao động trẻ đa ngành nghề), 35-44 (trung niên)… Mỗi độ tuổi sẽ có những insight và mối quan tâm khác nhau.)
- Người xem của bạn làm những công việc gì, hoặc đang quan tâm đến những chủ đề nào? Bạn có thể xem video này để hiểu hơn cách TikTok phân loại – gắn nhãn chủ đề cho 1 video/ 1 kênh bất kỳ nhé. Đại khái: bạn là người hiểu nhất tệp khán giả của bạn: HSSV thì chắc chắn có chủ đề quan tâm thảo luận khác với người đi làm; nhân viên văn phòng sẽ quan tâm những thứ khác hẳn solo-workers (người làm việc độc lập) và cũng khác luôn tệp nội trợ làm kinh doanh online tại nhà…
- Đối tượng của bạn có những “cá tính” và hành vi online như thế nào?
Ví dụ khi xây kênh Thạch Làm Content lấy chủ đề chính là chia sẻ mọi thứ (kỹ năng, kinh nghiệm…) về Conten Marketing, Content Freelance của bản thân Thạch; Thạch tập trung vào nhóm target audience sau đây. Newbie Freelancer, là những bạn sinh viên/ dân văn phòng/ cựu văn phòng… đang muốn trở thành Content Freelancer, hoặc muốn học hỏi kỹ năng content, kỹ năng xây kênh TikTok… Với nhóm đối tượng được xác định này, độ tuổi tập trung chủ yếu là 18-35 tuổi.
Cộng thêm chính sách 2024 của TikTok là khuyến khích tạo nội dung dài, mở rộng chủ đề và thiên về chia sẻ – sáng tạo nhiều hơn bán hàng, nội dung đẩy lên kênh sẽ xoay quanh 2 Content Pillar (trụ cột nội dung): Kỹ năng (kiến thức – lộ trình – hướng dẫn – mẹo – bài tập xây kênh cho newbie); Kinh nghiệm làm Content Freelancer/ Creator (xoay quanh những trăn trở, thử thách khi làm content, mở rộng kỹ năng cứng khi tìm việc liên quan Content Marketing (phải biết làm video, hình ảnh chuyên nghiệp thay vì chỉ tập trung vào nội dung chữ)…; những suy nghĩ về cuộc sống, mối quan hệ… khi làm tự do).
2. Tiếp cận người xem thông minh
Bạn nên sáng tạo content thông minh bằng cách kết hợp giữa tính giải trí và tính giáo dục. Những content sản xuất đảm bảo được hai yếu tố này, cộng với “lồng ghép” sản phẩm một cách tinh tế sẽ khiến cho người xem cảm thấy thời gian họ bỏ ra là đáng giá và “content” của bạn có “tầm” để họ theo dõi.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: 04 loại nội dung dễ ăn đề xuất khi sáng tạo content trên TikTok
Tiếp tục lấy ví dụ kênh @thachlamcontent. Lời khuyên cho newbie là một kênh chỉ nên làm tối đa 2-3 chủ đề chính, để TikTok có thể hiểu được và gắn nhãn (Label) cho video/ kênh của bạn phù hợp. Từ đó gia tăng độ tiếp cận của kênh đến tệp người xem mục tiêu, tăng cơ hội đưa video của bạn lên xu hướng hơn.
3. Tận dụng phân phối nội dung đến nhiều người xem nhất có thể
Với cùng một nội dung sản xuất, tuỳ vào độ phù hợp, bạn có thể sử dụng cho cả YouTube, Facebook và Instagram. Nơi nào có khách hàng tiềm năng, nơi đó có sự xuất hiện của bạn.
Nhiệm vụ của bạn là “tranh thủ” khiến người dùng dừng lại nội dung của bạn lâu và thường xuyên nhất. Một trong những cách làm phổ biến là đăng tải lại những video TikTok của mình trên Youtube Shorts hoặc Reels nếu bạn có chiến lược xây cả nền tảng YouTube và Facebook.
Hãy nhớ câu này: “Nội dung là vua, nhưng phân phối cũng là hoàng hậu”.
4. Lựa chọn thời gian đăng tải hiệu quả
Có 03 khung giờ trong ngày mà bạn nên dùng để post bài đó là: 6-7 giờ, 12-13 giờ và 19-21 giờ. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là lợi gợi ý, tùy thuộc vào đối tượng bạn nhắm đến cũng như đôi khi đăng bài vào những khung giờ có ít đối thủ cạnh tranh sẽ giúp content của bạn nổi bật và dễ được đề xuất lên xu hướng hơn.
5. Bắt sóng các thử thách (challenge) và xu hướng phù hợp (trending)
Là một newbie creator mới học cách xây kênh, tốt nhất là bạn hãy “đứng trên vai người khổng lồ”. Bắt những chiếc trend hay challenge phù hợp concept, chủ đề nội dung của kênh.
Một trong những thử thách có độ hot khá lâu là thử thách của #promterchallenge của @Meganhealyltv – người chơi đọc một đoạn voice thời sự bằng tiếng Anh theo như ví dụ của Megan. Rất nhiều TikToker – người sáng tạo nội dung tại Việt Nam lĩnh vực MC, lồng tiếng quảng cáo, dẫn sự kiện… đã thực hiện thử thách này và đạt được lượng view đáng kể.
Hay xu hướng #flexing (khoe khoang tích cực) cũng được rất nhiều TikToker đa lĩnh vực hưởng ứng mạnh mẽ. Bạn đã tham gia trào lưu này chưa?
6. Sáng tạo content cùng với những TikToker khác
Dựa vào những mối quan hệ của mình, bạn hoàn toàn có thể kết hợp cùng với những TikToker nổi tiếng khác, tạo ra những series “ăn khách” mà ở đó có sự tương đồng giữa hai bên. Không chỉ ở TikTok mà đây cũng là một cách được áp dụng trên nhiều nền tảng khác.
Tài khoản Thầy Beo U40 với gần 5 triệu followers có rất nhiều content kết hợp cùng các Tiktoker khác đã tạo ra nhiều trend viral trên mạng xã hội.
Việt Mỹ (vẽ tranh chân dung bằng chữ) đã sử dụng dường như toàn hình ảnh của Anh Da Đen đang với những pha cà khịa hot trên cộng đồng mạng hiện nay để làm “demo”. Kết quả, hầu hết các clip của @vietmyusa đều đạt “triệu view” trở lên.
Với những lưu ý như trên, mình hy vọng các bạn solo-worker đang muốn xây kênh Tóp-tóp sẽ có thêm nhiều góc nhìn và gợi ý hay ho khi bắt tay vào sáng tạo nội dung trên nền tảng này.
Tác giả: Mạnh Phạm, Thạch Trần
- Ví Dụ Về Công Thức Content AIDA: Ứng Dụng Trong Viết Nội Dung Website, Bài Đăng Facebook, Kịch Bản Video TikTok…
- Content vi phạm chính sách Facebook 2024 – Solo-er cần biết để lên Camp
- Viết mô tả sản phẩm chuẩn SEO trên các sàn e-com, trên landing page..
- Khám Phá Từ A Đến Z Công Việc Content Marketing
- Học Content Creator là gì? Nghề này có sang chảnh như lời đồn?