Content Creator là gì? Kỹ năng cần có của một Content Creator làm việc độc lập?

ky-nang-can-co-de-lam-content-creator
Reading Time: 7 minutes

Content creator là gì? là một trong những câu hỏi được nhiều bạn trẻ, những bạn học sinh, sinh viên và cả người đi làm quan tâm tìm hiểu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này và bật mí những kỹ năng để giúp bạn có thể trở thành một content creator độc lập và chuyên nghiệp.

Tìm hiểu: Content creator là gì?

Content Creator không chỉ viết nội dung mà quan trọng hơn là đưa sự sáng tạo của mình vào nội dung để thu hút công chúng. Nói cách khác, người sáng tạo nội dung luôn trăn trở về việc sử dụng chất xám của mình để thu hút khán giả.

Trong thời đại 4.0, khi truyền thông số ngày càng phát triển mạnh và có được chỗ đứng nhất định trong ngành Marketing. Các Content Creator cũng dần khẳng định được tầm quan trọng của mình. Hiện nay, nghề này đã và đang được xã hội nhìn nhận tích cực & đem lại mức thu nhập tốt cho nhiều người theo nghề.

Sự khác nhau giữa content writer, copywriter và content creator là gì?

03 thuật ngữ Content Creator, Content Writer và Copywriter thường bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, trên thực tế đây là ba công việc hoàn toàn khác biệt.

Content writer là thuật ngữ thiên về những người gắn bó với công việc thuần viết lách. Cụ thể là viết bài trên các nền tảng website, báo chí, Facebook/IG, ebook, sách… nhằm cung cấp các thông tin giá trị liên quan đến sản phẩm – thương hiệu cho khách hàng, cho các bên liên quan của dự án.

Còn copywriter sẽ phụ trách các công việc lên ý tưởng, viết slogan, tagline, các mẫu quảng cáo cho thương hiệu hoặc chiến dịch nào đó.

Khác với hai công việc trên, Content creator đa-di-năng và có thể đảm đương được nhiều công việc hơn. Nếu được hỏi nhân viên Content creator là gì, xin được trả lời rằng họ có thể là nhà văn, blogger, vlogger, youtuber hay những nhân viên văn phòng bình thường. (Bạn có hay đăng bài trên MXH không, bạn có mong muốn kiếm tiền từ việc bán hình ảnh/ bán sản phẩm thông qua các kênh online? Nếu có, bạn cũng có thể được xem là một 4.0 creator).

Các nền tảng trực tuyến bây giờ cho phép bất cứ ai cũng có thể trở thành một nhà sáng tạo nội dung. Chỉ cần bạn mang lại những nội dung có ý nghĩa theo cách riêng của bạn đến với khách hàng. Thì bạn đã từng bước trở thành một Content Creator rồi.

ten-cac-content-freelancer-creator-khi-tim-tren-google

Tìm hiểu Checklist xây dựng thương hiệu cá nhân trên Tiktok.

 

Kỹ năng cần thiết để trở thành một content creator độc lập, chuyên nghiệp

Sau khi đã thấu hiểu content creator là gì, bạn sẽ cần phải biết làm sao để trở thành một content creator độc lập. Vậy các kỹ năng cần thiết của một content creator là gì?

a. Làm mới bản thân, học – đọc – xem nhiều thông tin liên quan đến lĩnh vực mình làm nội dung

Sách là người bạn không thể hiếu đối với 1 người làm nội dung quảng cáo, viết lách hay sáng tạo. Dù tính real-time của sách không bằng được các phương tiện khác như mạng xã hội, Google search…; thế nhưng, bạn sẽ học được rất nhiều thứ liên quan đến TƯ DUY CẤU TRÚC.

Tác giả đã lên kế hoạch, sắp xếp các nội dung chính – phụ trong cuốn sách như thế nào, cách sử dụng câu chữ trong văn bản in, văn bản viết… có gì khác so với các loại nội dung “mì ăn liền” trên social? …

cac-dau-sach-tham-khao-cho-content-creator
Bạn sẽ tự động tích lũy được rất nhiều kiến thức cơ sở vững chắc cho công việc content nói riêng, và cả các kiến thức liên ngành nói chung (sách Kinh doanh, sách Quản trị, sách Marketing, sách Tâm lý, sách Văn học, sách Chuyên ngành khác…).

Tiếp theo, nói đến sáng tạo nội dung số thì không thể không nói tới các công cụ, nền tảng Mạng xã hội như Facebook, TikTok… và Google Search rồi. Đây được xem là nguồn tài nguyên rất phong phú, trendy (đúng thời điểm); cung cấp cho các writer/ creator những thông tin, xu hướng mới lạ – độc đáo. Để bạn không trở thành “người tối cổ” khi làm các công việc sáng tạo nội dung.

Ngoài ra, việc học hỏi từ những người đi trước, người cố vấn, các chuyên gia giàu kinh nghiệm… cũng là một nguồn thông tin đáng tin cậy.

Đặc biệt với những bạn có hội chứng FOMO (fear of missing out – sợ bỏ lỡ), cố gắng nhồi nhét vào đầu rất nhiều thông tin, nhiều xu hướng… nhưng không thực sự cần thiết cho công việc.

Hãy học từ người khác, hỏi ngay ý kiến chuyên gia, xem người đi trước hay chia sẻ thảo luận về chủ đề nào, và nhanh chóng ứng dụng nó vào công việc; sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với việc bạn ‘tự bơi’ giữa bể thông tin trên internet.

cac-chuyen-gia-content-creator-tai-viet-nam
Một số cái tên trong lĩnh vực Content điển hình (từ trái qua, trên xuống theo thứ tự): Mr. Nhân Nguyễn. Ms. Linh Phan, Mr. Phạm Củ, Mr. Leo Cường, Mr. Phùng Thái Học.

b. Trang bị những công cụ đẩy nhanh hiệu quả làm sáng tạo nội dung

Câu hỏi Content Creator là gì? không dừng lại ở việc làm ý tưởng mà còn phải hiện thực hóa những ý tưởng ấy qua các định dạng nội dung khác nhau.

Một số nhóm công cụ phổ biến thường được dùng khi làm content creator.

  • Nhóm công cụ nghiên cứu, lập dàn ý, kịch bản cho content: ChatGPT
  • Nhóm công cụ hỗ trợ làm edit hình ảnh, video như: Canva, CapCut, …
  • Nhóm công cụ quản lý thời gian và công việc: Notion, Google Drive, …

c. Thường xuyên tự đặt câu hỏi

Câu trả lời chính là: Không ngừng đặt câu hỏi khám phá mọi thứ xung quanh, và khám phá bản thân mình. Tất cả những câu trả lời bạn tìm được, cộng thêm những trải nghiệm cá nhân, sẽ là yếu tố tạo nên dấu ấn cá nhân cho bạn. Từ đó, bạn dễ dàng tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Các client, khách hàng… cũng sẽ dễ dàng nhận ra bạn hơn giữa bể creator/ writer và tăng khả năng được chọn vào các dự án giá trị.

Đặt câu hỏi gì để phát triển tư duy và kỹ năng làm content?

À, cái này thì mình recommend bạn đăng ký khóa học CONTENT CREATION FOR NEWBIE SOLO-WORKERS của Mr. Thạch Trần. Để nắm được flow (dòng chảy) tư duy của anh Thạch khi lên kế hoạch sản xuất toàn bộ nội dung khóa học nhé.

Ngắn gọn thế này: Khóa học dạy bạn xác định thế mạnh làm việc độc lập của bản thân; dạy kỹ năng làm copywrite, SEO, creative, short video căn bản; dạy cách solo-ers (freelancers, solopreneurs) làm thương hiệu cá nhân và lập kế hoạch phát triển cá nhân.

minh-hoa-khoa-hoc-content-creation-for-newbie-solo-workers

d. Chọn nền tảng sản xuất nội dung phù hợp

Việc lựa chọn nền tảng truyền thông để sản xuất, chia sẻ nội dung trong cộng đồng là điều vô cùng quan trọng. Content Creator cần căn cứ vào bản chất và đặc điểm của đối tượng lựa chọn nền tảng phát triển nội dung phù hợp.

Ví dụ nếu bạn làm nội dung về Khóa học Content Creator dành cho các bạn trẻ đang có định hướng chuyển từ nhân viên văn phòng sang làm tự do. Bạn có thể định hướng xây dựng theo 3 kênh chính.

1. TikTok:

Sử dụng những video ngắn mang phong cách hài hước. Bắt trend nhạc, cốt truyện, vấn đề xã hội nóng đang viral real-time & lồng ghép câu chuyện của Mr. Thạch (Bản thân mình những ngày đầu làm việc độc lập cũng là 1 khách hàng mục tiêu điển hình của khóa học).2. Website:

Đầu tư tuyến bài educate thị trường mục tiêu, giải thích định hướng sự nghiệp độc lập cho newbie; cung cấp những bài viết chuyên sâu về kỹ năng làm nội dung cho solo-ers trên website, Facebook, TikTok; và các bài viết dạy cách làm thương hiệu cá nhân.

3. Facebook:

Chia sẻ các content từ TikTok và website về, đồng thời lên nhiều nội dung meme, bắt trend, các nội dung kể chuyện cá nhân của Mr. Thạch để thu hút khách hàng mục tiêu.

Câu chuyện làm việc độc lập của Thạch trên Facebook cá nhân.
Câu chuyện làm việc độc lập của Thạch trên Facebook cá nhân.

 

Qua bài viết này, hy vọng bạn sẽ có lựa chọn đúng đắn hơn khi theo đuổi con đường làm content creator. Content creator là gì?, là con sen làm tất cả công việc cần thiết – để duy trì tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng (J4F). Hãy tự hào với công việc của mình nhé, bạn quan trọng lắm đấy, các creators!

Tác giả: Mạnh Phạm, Thạch Trần

Xem thêm bài viết của tác giả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *