Tự Học Content Marketing (Đa Kênh): Hướng Dẫn Chi Tiết 4 Bước Cho Freelancer và Creator

tu-hoc-content-tai-nha-cho-solopreneur
Reading Time: 10 minutes

Tự học content marketing không chỉ là một lựa chọn, mà còn là một bước đi thông minh để bạn trở thành một freelancer/ creator thành công. Với thị trường content ngày càng sôi động, việc trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết sẽ giúp bạn tự tin cạnh tranh và tạo ra những sản phẩm nội dung chất lượng cao.

Bài viết này sẽ là người đồng hành cùng bạn trên hành trình chinh phục thế giới content, từ việc xây dựng kế hoạch học tập chi tiết, lựa chọn nguồn tài liệu phù hợp, đến việc thực hành và phát triển các kỹ năng cần thiết.

Content là gì? Học content là như nào? 

Content là gì?

Content được hiểu là một dạng nội dung, một sự việc, sự vật, … Content có nhiều dạng truyền tải khác nhau như hình ảnh, video, âm thanh, … tất cả những gì có ý nghĩa truyền tải một thông điệp hoặc ý nghĩa nào đó đều được gọi là content. Thông thường, content mang lại giá trị giải trí, cung cấp kiến thức … hoặc bất kì một ý nghĩa nào đó

Học content là như nào?

Học content là học cách tạo ra những nội dung và truyền tải được nội dung đó tới cho người khác. Content trong marketing có thể bao gồm sản xuất video, edit hình ảnh, … có đa dạng cách làm content khác nhau nhưng cuối cùng hướng tới mục tiêu là thu hút đối tượng khách hàng.

Vì sao freelancer/ creator nên tự học content marketing tại nhà?

  • Tiết kiệm tài chính: Bạn sẽ không mất nhiều chi phí cho việc đi lại, và chi phí cho việc mua khóa học từ một giảng viên mà bạn không biết chắc, hoặc không thể thẩm định trình độ chuyên môn/ kinh nghiệm của họ.
  • Không tốn thời gian: Nếu bạn tham gia một khóa học bên ngoài (đặc biệt offline) cũng sẽ mất ít nhất 1.5 – 2 tháng cho 1 khóa học. Thời gian học kéo dài, thời gian di chuyển đến lớp… cũng có thể khiến bạn cân nhắc khi đăng ký học. Việc tự học có thể giúp bạn tự chủ thời gian của bản thân, và thúc đẩy học xong sớm để nhanh chóng áp dụng vào công việc.
  • Không bị phụ thuộc vào phong cách riêng của người dạy: việc tự học có thể giúp mình không bị gò bó và tự sáng tạo ra chất riêng.

Mặc dù tự học có nhiều ưu điểm như vậy, tuy nhiên khi đã có kiến thức nền tảng chắc chắn, bạn hoàn toàn có thể tiếp thu thêm các kiến thức mới, học từ case study của người khác. Lúc đó, mình sẽ biết được đâu là sai, đâu là đúng, từ đó, việc học sẽ trở nên đơn giản hơn.

04 bước tự học content marketing dành cho newbie

(J4F, DÀNH CHO NGƯỜI CHỦ ĐỘNG TỰ HỌC ĐƯỢC VÀ KHÔNG CÓ NGÂN SÁCH DƯ DẢ CHO VIỆC HỌC BÊN NGOÀI.)

Bước 1: Hiểu mục đích của việc tự học content marketing

Trước hết, bạn cần phải hiểu rõ về các nhóm ngành Content, những công việc cụ thể bạn sẽ làm trong ngày, yêu cầu kiến thức – kỹ năng chuyên nghiệp gì.

Ví dụ:

  • Content social: bao gồm các công việc như thiết kế, viết bài viết trên Facebook như bài viết bán hàng, bài review, bài bắt trend, …, quản lý cộng đồng; làm BST bài đăng instagram; sản xuất video TikTok.
  • Content website: bao gồm việc nghiên cứu từ khóa, lập dàn ý, làm content chuẩn SEO.
  • Content bán hàng và quảng cáo bao gồm việc tạo ra những nội dung đa dạng trên nhiều kênh khác nhau như website, mạng xã hội, email, ấn phẩm marketing, sàn e-com…

Sau đó, bạn có thể tạo checklist những nội dung cần học một cách cụ thể:

  • Kỹ năng viết bài website & SEO.
  • Kỹ năng “đẻ” idea cho social post.
  • Kỹ năng thiết kế ảnh, chỉnh sửa video.
  • Kỹ năng tối ưu nội dung bán hàng và tạo chuyển đổi.
Một vài kỹ năng căn bản cho content creator newbie.
Một vài kỹ năng căn bản cho content creator newbie.

Tự học content marketing không hề khó, tuy vậy bạn rất dễ bị đi lạc hướng. Việc tìm cho mình một người mentor hoặc một lộ trình học content marketing cụ thể sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian hơn đó!

Bước 2: Xây dựng kế hoạch học tập chi tiết

2.1. Xác định mục tiêu tự học content marketing:

  • Ngắn hạn: Trong vòng 1-3 tháng tới, bạn muốn đạt được gì? (Ví dụ: Viết được 5 bài blog SEO, tạo 10 video TikTok, quản lý 1 fanpage Facebook)
  • Dài hạn: Trong vòng 1-2 năm tới, bạn muốn trở thành chuyên gia về lĩnh vực nào? (Ví dụ: Chuyên gia SEO, chuyên gia content TikTok, chuyên gia content đa kênh)

2.2. Lên lộ trình học content marketing:

  • Phân chia thời gian: Dành bao nhiêu thời gian mỗi ngày/tuần cho việc học và thực hành.
  • Lập kế hoạch từng tuần: Xác định rõ nội dung học tập cho từng tuần.
  • Linh hoạt: Sẵn sàng điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.

2.3. Lựa chọn các kênh tập trung:

  • SEO/ Website:
    • Học về SEO cơ bản, từ khóa, tối ưu on-page, off-page.
    • Thực hành viết bài SEO, xây dựng backlink.
    • Tìm hiểu về các công cụ SEO như Google Search Console, Google Analytics, SEMrush.
  • Facebook:
    • Học cách tạo nội dung hấp dẫn trên Facebook, chạy quảng cáo, phân tích dữ liệu.
    • Tìm hiểu về các tính năng mới của Facebook.
    • Tham gia các nhóm cộng đồng về Facebook Marketing.
  • TikTok:
    • Tìm hiểu thuật toán TikTok, xu hướng, cách tạo video ngắn hấp dẫn.
    • Học cách sử dụng các công cụ chỉnh sửa video.
    • Xây dựng cộng đồng trên TikTok.

2.4. Đánh giá và điều chỉnh:

  • Theo dõi tiến độ: Ghi lại những gì đã học được và những gì cần cải thiện.
  • Điều chỉnh kế hoạch: Sửa đổi kế hoạch nếu cần thiết để phù hợp với tình hình thực tế.

Bước 3: Lựa chọn nguồn tài liệu tự học content marketing

3.1. Tài liệu miễn phí về content marketing cho freelancer/ creator:

Blog, website: Các blog về copywriting, SEO, social media thường xuyên cập nhật thông tin mới.
Kênh YouTube: Nhiều kênh cung cấp các khóa học miễn phí, tutorial về content marketing.
Cộng đồng: Tham gia các nhóm Facebook, diễn đàn để học hỏi kinh nghiệm từ những người khác.

3.2. Tài liệu trả phí:

Khóa học online: Udemy, Coursera, Skillshare cung cấp nhiều khóa học chất lượng cao về content marketing.
Sách: Đọc các cuốn sách về content marketing, copywriting, marketing online.
Mentor: Tìm một người mentor để được hướng dẫn trực tiếp.

3.3. Tài liệu theo từng kênh:

  • SEO: Google Search Central Blog, Moz Blog, Ahrefs Blog
  • Facebook: Facebook Blueprint, các nhóm Facebook Marketing
  • TikTok: TikTok Creator Portal, các kênh YouTube chia sẻ về TikTok

 

[BONUS]

  • List sách hay về content marketing cho freelancer: Con đường trở thành Content Freelance của chị Linh Phan, 90-20-30 của anh Huỳnh Vĩnh Sơn, Làm bạn với hình làm tình với chữ của Bút Chì, Khiêu vũ với ngòi bút của Joseph Sugarman.
  • List website về content: Tomorrow Marketers blog, afreelancedoer, Vietmoz, Nguồn Sáng Tạo, Content Marketing Ninja, Medium.
  • List group về content marketing: Content khó ló idea, Tâm sự content trái ngành, Góc nhỏ của Freelance Content Writer, Mỗi ngày một chút content, Tâm sự Con Sen, Content Marketing Việt Nam, Content Marketing Club.
  • List channel Youtube dạy content: CareerPrep, Neil Patel, The Content Marketing Institute… Tương tự là các kênh liên quan đến lĩnh vực bạn quan tâm/ bạn muốn thực hiện sản xuất nội dung.
  • List kênh TikTok chia sẻ về content: Góc Content, Grow with Tâm, Thạch làm content…

Chỉ cần tập hợp đầy đủ những nguồn tài liệu này, bạn sẽ có thêm một nguồn động lực to lớn để bắt đầu quá trình tự học rồi đó!

Bước 3: Đọc và ghi chép tư duy trong quá trình tự học content marketing cho freelancer/ creator

Một trong những cách học hiệu quả nhất là ĐỌC + GHI CHÉP: càng ghi nhiều bao nhiêu thì bạn càng giỏi bấy nhiêu.

Đơn giản vì khi ghi chép là chúng ta đã khiến cho kiến thức trải qua NHIỀU GIÁC QUAN. Càng nhiều giác quan thì kiến thức càng được nhớ, càng được lưu trữ sâu. Một công thức đầy đủ nhất cho việc học đó chính là Nghe – Note – Đọc – Viết.

Nói nôm na thì đầu tiên chúng ta đang lắng nghe, đang đọc kiến thức. Tiếp theo chúng ta note lai vào giấy (một cách note chi tiết nhất chứ không phải note ý mindmap). Sau đó, chúng ta lại đọc lai cái note đó và cuối cùng thì chúng ta VIẾT LẠI THÀNH 1 BÀI VIẾT CỤ THỂ.

Việc GHI CHÉP lai thành 1 bài viết để chia sẻ nó là 1 cách TỔNG HỢP KIẾN THỨC, đặc biệt hiệu quả cho newbie rèn tư duy chữ nghĩa trên lộ trình tự học content marketing của mình.

Đơn giản là để viết ra 1 bài viết về chủ đề A thì bạn cũng phải xem 5-10 video và đọc 5-10 bài về chủ đề A đó rồi ghi chép ý lai sau đó mới tổng hợp lại thành 1 bài viết.

Việc tổng hợp nội dung của nhiều bài viết thành một bài viết duy nhất sẽ giúp bạn cô đọng lại thành kiến thức của mình. Nhờ vậy bạn sẽ nhớ lâu kiến thức và vận dụng được trong các tình huống cụ thể.

Ví dụ: Sau khi xem một loạt bài về học viết content chuẩn SEO, mình đã search thử keyword và tham khảo những bài viết TOP 1 có cách cấu trúc bài như thế nào, tần suất họ lặp lại keyword, cách họ thể hiện ý tưởng ra sao. Từ đó, mình sẽ phát triển bài của mình dựa trên các case study thực tế.

Quy trình viết content marketing (tham khảo).
Quy trình viết content marketing (tham khảo).

Tự luyện viết ở đây không có nghĩa chỉ luyện viết content marketing mà bạn còn cần phải học cách diễn đạt suy nghĩ của mình thông qua văn viết. Vậy chúng ta cần phải viết những gi.

  • Viết những kiến thức mà chúng ta đã học được.
  • Tường thuật lại những câu chuyện chúng ta gặp mỗi ngày trong cuộc sống.
  • Viết những mong muốn, nguyện vọng, băn khoăn, trăn trở của chúng ta trong công việc và sự nghiệp.
  • Tập giãi bày, đánh giá một vấn đề từ quan điểm/ góc nhìn của người khác.
  • Chiêm nghiệm những bài học lớn bản thân bạn đã đi qua.

Áp dụng quá trình luyện viết tại nhà cơ bản nhất: diễn giải và sắp xếp ý tưởng, câu chữ.

Áp dụng quá trình luyện viết tại nhà cơ bản nhất: diễn giải và sắp xếp ý tưởng, câu chữ.

Việc tập viết sẽ củng cố kiến thức cho chúng ta đồng thời rèn luyện “ngôn từ” khi viết. Rất nhiều người không thể viết vì vốn từ và vốn kiến thức nền quá ít. Điều này khiến cho việc viết trở nên khó khăn khi sử dụng từ ngữ không đúng, không rõ nghĩa hoặc bị cứng nhắc, bị khó hiểu. Bạn, những newbie freelancer/ creator chỉ còn cách là đọc nhiều và viết nhiều, dần dà từ ngữ nó mới ăn sâu vào tiềm thức; sau này khi viết thì chữ tự nhảy ra.

Ngoài ngôn từ ra thì nó còn là cách viết, cách dẫn chuyện, cách dùng dấu câu, cách ngắt đoạn, cách thả cảm xúc của bạn vào bài viết. Những cái này chỉ có thể rèn luyện thông qua việc viết nhiều đọc nhiều chiêm nghiệm nhiều.

Bước 4: Học xong rồi, giờ thì thực hành thôi!

4.1. Tối ưu SEO cho bài viết cá nhân

  • Nghiên cứu từ khóa: Sử dụng các công cụ như Google Keyword Planner, Ahrefs, SEMrush để tìm các từ khóa liên quan đến chủ đề bạn muốn viết.
  • Cấu trúc bài viết:
    • Tiêu đề: Đặt tiêu đề hấp dẫn, chứa từ khóa chính, dài khoảng 60 ký tự.
    • Meta description: Viết mô tả ngắn gọn, hấp dẫn, chứa từ khóa chính, dài khoảng 160 ký tự.
    • Nội dung:
      • Sử dụng từ khóa chính một cách tự nhiên trong suốt bài viết.
      • Sử dụng các thẻ heading (H1, H2, H3) để phân chia nội dung.
      • Nhúng hình ảnh có chất lượng cao, đặt tên file và thẻ alt chứa từ khóa.
      • Xây dựng liên kết nội bộ và liên kết ngoài đến các trang web uy tín.
  • Phân tích hiệu quả:
    • Sử dụng Google Search Console để theo dõi thứ hạng từ khóa, số lần nhấp chuột, thời gian ở lại trang…
    • Sử dụng Google Analytics để phân tích hành vi người dùng trên website/ blog của bạn.

4.2. Tạo các dự án nhỏ về content marketing cho freelancer

  • Lựa chọn nền tảng:
    • Website cá nhân: Sử dụng các nền tảng như WordPress, Wix, Squarespace để xây dựng một website đơn giản.
    • Mạng xã hội: Tạo các tài khoản trên Facebook, TikTok để chia sẻ nội dung.
  • Xây dựng nội dung:
    • Lên kế hoạch nội dung chi tiết.
    • Tạo ra các loại nội dung đa dạng như bài viết, hình ảnh, video.
    • Tương tác với cộng đồng.
  • Đo lường hiệu quả:
    • Sử dụng các công cụ phân tích của từng nền tảng để đánh giá hiệu quả nội dung.

4.3. Tham gia cộng đồng

  • Các nhóm Facebook: Tìm kiếm các nhóm về content marketing, viết lách, SEO để trao đổi kinh nghiệm.
  • Diễn đàn: Tham gia các diễn đàn như VietMoz, Tinhte… để thảo luận về các vấn đề liên quan đến content marketing.
  • Sự kiện: Tham gia các hội thảo, workshop, khóa học để mở rộng mối quan hệ và cập nhật kiến thức.

4.4. Phát triển các kỹ năng mềm

  • Kỹ năng giao tiếp:
    • Luyện tập trình bày ý tưởng trước công chúng.
    • Tham gia các cuộc thảo luận, tranh luận.
    • Học cách lắng nghe và phản hồi ý kiến của người khác.
  • Kỹ năng làm việc độc lập:
    • Lập kế hoạch và quản lý thời gian hiệu quả.
    • Tự tìm kiếm thông tin và giải quyết vấn đề.
  • Kỹ năng thích nghi:
    • Luôn sẵn sàng học hỏi những điều mới.
    • Linh hoạt trước những thay đổi.

4.5. Đánh giá và cải thiện

  • Thu thập feedback:
    • Nhờ bạn bè, người thân hoặc các thành viên trong cộng đồng đánh giá nội dung của bạn.
    • Sử dụng các công cụ khảo sát để thu thập ý kiến từ người đọc.
  • Phân tích dữ liệu:
    • Sử dụng các công cụ phân tích để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch content.
    • Xác định những gì đã thành công và những gì cần cải thiện.
  • Điều chỉnh chiến lược:
    • Thay đổi nội dung, hình thức trình bày, kênh phân phối nếu cần thiết.
    • Học hỏi từ những sai lầm và rút ra kinh nghiệm.

Trên đây là 4 bướccơ bản để freelancer/ creator tự học content marketing tại nhà. Khi bạn đã có được kiến thức nền chắc chắn và xác định theo đuổi công việc viết content marketing đường dài, việc bổ sung thêm kiến thức qua khóa học bài bản chuyên nghiệp nghiệp là điều cần thiết.

Bạn có thể tham khảo một khóa học về sáng tạo nội dung cho người làm việc độc lập tại đây nhé.

Tác giả: Mạnh Phạm

Xem thêm bài viết của tác giả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *