Làm Content Freelancer Có Dễ ăn Như Lời Đồn? 5 Thách Thức Phũ Phàng Khi Làm Freelancer

ven-man-3-su-that-ve-cong-viec-freelancer
Reading Time: 6 minutes

Làm content freelancer, nghe thì có vẻ “tự do tự tại”, nhưng đằng sau là chuỗi ngày tự xoay xở với deadline, khách hàng và những lần thu nhập bấp bênh. Không văn phòng, không sếp, không đồng nghiệp, bạn sẽ được làm chủ thời gian và công việc của mình. Nhưng đổi lại là vô số thử thách tinh thần lẫn tài chính.

Bài viết này, Thạch sẽ giúp bạn nhìn rõ hơn bức tranh nghề content freelance: từ những khó khăn phổ biến, đến cách vượt qua từng giai đoạn chênh vênh – để bạn tự tin bắt đầu và bền bỉ theo đuổi con đường này.

Nghề content freelancer là gì?

Content freelancer là người làm việc tự do trong lĩnh vực sáng tạo nội dung và không bị ràng buộc bởi một công ty hay tổ chức cố định. Họ có thể nhận dự án từ nhiều khách hàng khác nhau, từ các startup nhỏ đến các tập đoàn lớn, trong các lĩnh vực như digital marketing, mạng xã hội, thương mại điện tử, truyền thông…

Điểm đặc trưng của công việc này chính là sự tự do: bạn được toàn quyền lựa chọn dự án phù hợp với năng lực và sở thích cá nhân, đồng thời có thể làm việc ở bất cứ đâu – miễn là có laptop và kết nối internet.

Sau đại dịch Covid-19, xu hướng làm việc từ xa và freelancing bùng nổ mạnh mẽ, đặc biệt trong ngành sáng tạo nội dung. Ngày càng nhiều doanh nghiệp tìm đến freelancer để tiết kiệm chi phí, linh hoạt ngân sách, trong khi người làm nghề cũng chủ động hơn trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân và phát triển kỹ năng chuyên môn.

Thách thức khi làm content freelancer: Top những “ẩn số” phổ biến

Làm content freelancer nghe có vẻ tự do và linh hoạt, nhưng đằng sau ánh hào quang đó là rất nhiều thử thách mà không phải ai cũng sẵn sàng đối mặt. Dưới đây là những khó khăn điển hình mà hầu hết người làm freelancer trong lĩnh vực nội dung đều từng trải qua.

ao-tuong-duoc-lam-nhung-du-an-khung-khi-lam-freelancer
“Ảo tưởng” số 1 khi làm freelancer: Được tham gia những dự án chất hơn nước cất, được ‘điên’ và sáng tạo hết cỡ.

Khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng

Đặc biệt với những bạn mới vào nghề, việc tìm khách hàng giống như “gõ cửa từng nhà”. Không có mối quan hệ, chưa có portfolio, chưa ai biết đến bạn và  đồng nghĩa với việc phải tự mình làm sales, tự tìm job, và tự chăm sóc khách hàng từ A đến Z.

Nhiều freelancer mới dễ bị từ chối, bị “seen không rep”, hoặc rơi vào tình trạng chạy mãi mà không có hợp đồng nào chốt. Đây là giai đoạn khó khăn và dễ khiến nhiều người bỏ cuộc sớm.

Thu nhập không ổn định, dễ nản

Không có lương tháng cố định như dân văn phòng, thu nhập của content freelancer phụ thuộc hoàn toàn vào số lượng job bạn nhận được mỗi tháng. Có thời điểm chạy 4-5 job liên tục, làm ngày làm đêm vẫn không hết việc. Nhưng cũng có tháng “trắng job” vì khách ít hoặc không có dự án phù hợp.

Ngoài ra, một rủi ro phổ biến là gặp phải khách hàng không chuyên nghiệp: trễ thanh toán, bùng cọc, hoặc thay đổi yêu cầu liên tục không rõ ràng.

Dễ rơi vào tình trạng quá tải hoặc trì hoãn

Không có ai quản lý hay giám sát bạn, nghe thì thích đấy, nhưng thực tế lại rất dễ trễ deadline, thiếu kỷ luật và trì hoãn.

Nhiều freelancer phải làm việc đến 3-4 giờ sáng để kịp tiến độ vì ban ngày “trôi mất” vào việc riêng. Ngoài ra, việc ôm quá nhiều job mà không có kỹ năng quản lý thời gian cũng khiến bạn dễ rơi vào tình trạng stress và burn-out.

Cảm giác cô đơn, tách biệt xã hội

Freelancer thường làm việc một mình, chủ yếu giao tiếp online. Không có môi trường công sở, không đồng nghiệp để tám chuyện hay chia sẻ áp lực.

Sự thiếu phản hồi trực tiếp và thường xuyên cũng dễ khiến freelancer cảm thấy mông lung về năng lực bản thân, hay rơi vào vòng lặp “tự nghi ngờ – tự lo – tự overthinking”.

Thiếu an sinh, không có phúc lợi

Không hợp đồng dài hạn, không BHYT, không BHXH, không lương tháng 13, không nghỉ phép. Freelancer phải tự lo mọi thứ: từ đóng thuế, chuẩn bị hợp đồng, đến dự phòng tài chính cho lúc rủi ro như bệnh tật hay mất job.

Có nên theo đuổi nghề content freelancer

Nghề content freelancer rất phù hợp với những ai đam mê viết lách, thích sự tự do và chủ động trong công việc. Khi bạn là chính mình, chủ động lựa chọn dự án yêu thích và tự sắp xếp lịch làm việc, cảm giác thoải mái và sáng tạo sẽ được phát huy tối đa.

ao-tuong-freelancer-la-tu-do-lam-gi-tuy-thich
“Ảo tưởng” số 2 khi làm freelancer: Được làm gì tùy thích, theo hứng & sở thích cá nhân.

Tuy nhiên, tự do đồng nghĩa với trách nhiệm: bạn cần kỷ luật cao và khả năng chịu trách nhiệm với tất cả khâu từ tìm khách, giao bài đến thu ngân sách. Không ai nhắc deadline hay đôn đốc bạn, nên việc tự lên kế hoạch, bám sát tiến độ và duy trì chất lượng là yếu tố then chốt để tồn tại.

Nếu bạn xác định gắn bó lâu dài, hãy đầu tư vào xây dựng thương hiệu cá nhân—từ portfolio, phong cách viết đến cách tương tác với khách hàng. Uy tín và chất lượng bền vững sẽ giúp bạn phát triển thu nhập ổn định và tạo ra nhiều cơ hội hợp tác mới.

Thách thức khi làm freelancer
Thách thức khi làm freelancer

Không có các chính sách về đào tạo, tiền bảo hiểm, thăm khám sức khỏe định kỳ… đôi lúc sẽ gây cho bạn sự lo lắng, bất an.

Khi chọn làm việc tự do, bạn nên tự chủ động tìm hiểu thêm các vấn đề như bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân, các vấn đề luật pháp và thiết lập một kế hoạch tài chính vững chắc cho tương lai của chính mình nhé.

Nếu có đam mê và dám dấn thân cho công việc content freelancer, bạn càng phải trang bị thật kỹ các kỹ năng, kiến thức cho hành trình này để có thể tạo được chỗ đứng trên thị trường.

Để tìm hiểu kỹ hơn về công việc này, các bạn có thể tham khảo khóa học Sáng tạo Nội dung cho Người Làm việc Độc lập.

Tổng kết

Content freelancer mang đến tự do sáng tạo và linh hoạt trong công việc, cho phép bạn chọn dự án phù hợp với đam mê và kỹ năng. Dù vậy, những thách thức khi làm công việc freelancer là không có lương cố định, bạn phải tự tìm khách, đàm phán giá và quản lý thời gian để tránh tình trạng quá tải hoặc lãng phí. Việc làm một mình cũng dễ dẫn đến cảm giác cô đơn và thiếu an sinh xã hội khi không có BHYT, BHXH hay hỗ trợ đồng nghiệp.

Để thành công, bạn cần xây dựng portfolio ấn tượng, chủ động mở rộng mạng lưới, học cách đàm phán công bằng và rèn luyện kỷ luật cá nhân qua kế hoạch làm việc cụ thể. Sử dụng công cụ quản lý dự án và tham gia cộng đồng freelancer để nhận được phản hồi, hỗ trợ tinh thần. Khi bạn kết hợp giữa tự do sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, content freelancer không chỉ là công việc mà còn là con đường phát triển bền vững.

Tác giả: Mạnh Phạm

Xem thêm bài viết của tác giả

One thought on “Làm Content Freelancer Có Dễ ăn Như Lời Đồn? 5 Thách Thức Phũ Phàng Khi Làm Freelancer

  1. Avatar
    Your code of destiny says:

    I’m really impressed together with your writing abilities as well as with the layout to your weblog. Is this a paid subject matter or did you modify it yourself? Anyway stay up the excellent quality writing, it’s rare to peer a great weblog like this one nowadays!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *