Tuy nhiên, công việc này có thật sự màu hồng: thời gian & địa điểm làm việc linh hoạt, thu nhập khủng… như mọi người vẫn thường nghĩ? Cùng mình phân tích những thách thức, khó khăn khi làm content freelancer mảng sáng tạo nội dung nhé.
Sau khoảng thời gian đại dịch Covid-19 diễn ra, xu hướng làm từ xa đang được nhiều người lựa chọn. Theo một khảo sát vào đầu năm 2022 của Navigos Search Việt Nam, có đến 16% lao động tri thức ở Việt Nam, 27% làm việc tự do bán thời gian và 13% vẫn duy trì công việc trên công ty, đồng thời làm content freelancer.
Khó khăn đầu tiên: Gặp khách hàng ‘không có tâm’, overload khi ôm nhiều dự án cùng lúc
Bức tranh màu hồng:
Với công việc của một content freelancer, bạn có thể được tự do lựa chọn những khách hàng hay dự án mà bạn cảm thấy phù hợp với sở thích, năng lực của mình. Mỗi khách hàng, mỗi dự án sẽ có những đặc thù nội dung khác nhau rất thú vị để bạn trải nghiệm và nâng cấp vốn sống.
Ví dụ: với các bên giáo dục, nội thất, SaaS (Software as a Service), bạn sẽ được viết những dạng nội dung dài nhiều kiến thức chuyên sâu. Trong khi đó, những ngành như bất động sản, dịch vụ Nhà hàng Khách sạn, thời trang, bạn lại cần phải linh hoạt bắt trend, tạo nội dung ngắn & mang tính giải trí trên MXH. Nhờ đó, cảm hứng sáng tạo và làm mới bản thân sẽ là thứ content freelancer nhận được mỗi ngày.
Sự thật là?
Kiến thức rộng thì vô cùng tuyệt vời, nhưng bạn sẽ khó tích lũy được chiều sâu trong bất cứ lĩnh vực nào (ngoại trừ kỹ năng viết, kỹ năng sáng tạo).
Khi còn là newbie bắt đầu làm việc tự do, bạn cũng sẽ không có nhiều lựa chọn trong các ngành hàng bởi vì bạn chưa có đủ tay nghề chắc chắn cũng như tạo được sự tin tưởng của khách hàng.
Khi mối quan hệ chưa đủ nhiều cũng như portfolios chưa đủ thuyết phục khách hàng, bạn phải tự chủ động ‘lăn lê bò toài’ tìm cơ hội công việc cho bản thân, lẫn đối mặt với thách thức không có dự án/ không có thu nhập trong một thời gian.
“Đen” hơn là bạn có thể gặp những trường hợp client không giải ngân đúng hạn, hoặc vin vào ‘kết quả công việc chưa tốt’ để cắt xén khoản tiền cần thanh toán cho bạn…
Chưa nói đến câu chuyện nhận một lúc nhiều dự án/ nhiều ngành nghề đòi hỏi kiến thức chuyên môn & sự trải nghiệm – thấu hiểu khách hàng khác nhau (viết cho mẹ bỉm, viết cho sinh viên, viết cho chủ doanh nghiệp…).
Với nhu cầu tiêu thụ nội dung chất lượng, đem lại giá trị hoặc giải pháp thực sự cho vấn đề của nhiều độc giả hiện nay, chắc chắn bạn sẽ ít nhiều bị rơi vào tình trạng “học hoài không hiểu, viết hoài không xong” với các content bán hàng, content educate & truyền cảm hứng… cho từng tệp khách hàng mục tiêu khác nhau.
Vì vậy, khả năng giải quyết cùng lúc nhiều đầu việc/ nhiều dự án, và khả năng đọc hiểu tâm lý – hành vi các tệp độc giả khác nhau, khả năng thuyết phục người đọc & client bằng ngòi bút/ sự sáng tạo của bạn… sẽ ít nhiều tạo nên thách thức cho các content freelancer nghiệp dư.
2. Hạn chế về mặt giao tiếp xã hội
Bức tranh màu hồng:
Như đã nói ở trên, một content freelancer được tự do lựa chọn không gian, địa điểm làm việc. Trong một số trường hợp, bạn chỉ cần gặp khách hàng online hoặc một tuần lên công ty một hai lần để trao đổi chi tiết công việc, nhận feedback…
Điều này có thể giúp bạn tiết kiệm tiền và thời gian di chuyển, đồng nghĩa với việc bạn sẽ được tận hưởng nhiều thời gian cho bản thân, cho gia đình bạn bè… hơn. Không những vậy, bạn còn tránh được các ‘drama’, xích mích xung đột không đáng có khi còn làm nhân viên văn phòng.
“Vén màn” khó khăn khi làm content freelancer:
Việc không có sự giám sát trong công việc cũng khiến bạn dễ mắc phải cái bẫy của sự trì hoãn và lười biếng. Bạn cần phải đóng vai cả nhân viên và ông chủ, tự lên kế hoạch cho chính mình, tự điều phối các đầu việc.
Việc tự kiểm soát từ A-Z mọi công đoạn đòi hỏi bạn phải tích lũy thêm rất nhiều kỹ năng về quản lý (quản lý hiệu suất, quản chế cảm xúc, quản trị cái tôi) thay vì chỉ mỗi kiến thức chuyên môn về content marketing.
Bạn có thể sẽ dần trở nên tự tách biệt mình với đám đông/ những nơi có nhiều sự nhiễu động ồn ào. Bạn thích ẩn cư, thích nơi chỉ có độc mỗi ‘tiếng ồn trắng’, nhiều thiên nhiên tĩnh lặng… để thực sự chìm đắm trong công việc sáng tạo của mình.
Vì vậy, bạn dễ rơi vào trạng thái bị nhàm chán, cô đơn, ‘sợ nơi đông người’, ‘ngại kết giao’… khi chọn theo đuổi hành trình freelancer hoặc khởi nghiệp độc lập sau này.
3. Thu nhập, tài chính bấp bênh
“Làm freelancer hay khởi nghiệp vậy chắc giàu lắm ha”
Khi đã đạt được tới một mức độ chuyên môn nhất định, “mây tầng nào gặp mây tầng đó”, bạn sẽ gặp được những khách hàng lớn và họ sẵn sàng trả cho bạn những khoản thù lao hậu hĩnh.
Nếu may mắn gặp liên tiếp các dự án lớn, cũng như biết cách quản lý tài chính cá nhân, 2 – 3 dự án kéo dài trong trong khoảng 6 tháng (sau đấy là một khoảng nghỉ dài hơi) có thể giúp bạn có cuộc sống đủ đầy cả năm.
Nếu bạn thực sự nghĩ vậy, mời bạn đọc tiếp để biết rằng, vị trí của mình ở đâu và liệu bức tranh màu hồng ấy có dành cho bạn hay không.
Sự thật đắng chát
Dù vậy, tài chính bấp bênh trong những tháng đầu tiên khi làm content freelancer cũng có thể khiến nhiều người cảm thấy nản chí. Thu nhập của bạn sẽ phụ thuộc vào số lượng khách hàng, thời gian dự án và mức độ khó của dự án.
Nếu không có được các dự án lớn, bạn phải chủ động tham gia thêm nhiều dự án nhỏ với nhiều khách hàng khác nhau để duy trì mức thu nhập mỗi tháng. Bạn phải chấp nhận có những tháng bạn phải làm bù đầu với 4-5 dự án, nhưng có những tháng bạn sẽ không tìm được khách hàng nào tiềm năng.
Thách thức khi làm content freelancer đó là bạn sẽ không có những đặc quyền như khi đi làm văn phòng.
Không có các chính sách về đào tạo, tiền bảo hiểm, thăm khám sức khỏe định kỳ… đôi lúc sẽ gây cho bạn sự lo lắng, bất an.
Khi chọn làm việc tự do, bạn nên tự chủ động tìm hiểu thêm các vấn đề như bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân, các vấn đề luật pháp và thiết lập một kế hoạch tài chính vững chắc cho tương lai của chính mình nhé.
Nếu có đam mê và dám dấn thân cho công việc content freelancer, bạn càng phải trang bị thật kỹ các kỹ năng, kiến thức cho hành trình này để có thể tạo được chỗ đứng trên thị trường.
Để tìm hiểu kỹ hơn về công việc này, các bạn có thể tham khảo khóa học Sáng tạo Nội dung cho Người Làm việc Độc lập.
Trong khóa học này, bạn không chỉ được học kỹ năng làm nội dung sáng tạo, nội dung bán hàng, nội dung truyền cảm hứng… (tổng hợp combo dành cho freelancer khi tìm kiếm khách hàng). Mà bạn còn được giảng viên (Mr. Stone) chia sẻ về hành trình trở thành người làm việc tự do 100% của anh ấy, đồng thời có trong tay những bộ công cụ khám phá thế mạnh bản thân – để thực sự xác định, tự tin, và vững bước trên hành trình tự do của bạn. Qua bài viết này mong bạn sẽ có câu trả lời khó khăn khi làm content freelancer chính xác!
Tác giả: Mạnh Phạm
- Tạo Video Talking Head Triệu View Trên TikTok: Bí Quyết, Kịch Bản Và Phân Tích Chuyên Sâu
- [Solo-er xem ngay] 05 bước thiết kế avatar bằng Canva cực dễ
- Tự Học Content Marketing (Đa Kênh): Hướng Dẫn Chi Tiết 4 Bước Cho Freelancer và Creator
- Seo hình ảnh là gì? Các phương pháp seo hình ảnh hiệu quả 2024
- Cách viết content chuẩn SEO cho website dựa vào Search Intent