Content creator là gì? Đây là từ gọi chung những người sản xuất ra các loại nội dung đa dạng như video, bài viết, hình ảnh trên các nền tảng mạng xã hội để thu hút và tương tác với khán giả. Trong thời đại số, khi thông tin tràn lan, việc tạo ra những nội dung độc đáo, hấp dẫn và có giá trị là điều vô cùng quan trọng.
Bạn có đam mê sáng tạo nội dung và muốn chia sẻ nó với cả thế giới? Bạn muốn xây dựng một cộng đồng những người cùng chung sở thích? Nếu câu trả lời là có, thì nghề content creator chính là dành cho bạn.
Content creator là gì?
Content creator là những người sáng tạo và sản xuất nội dung trên các nền tảng số, với mục tiêu truyền tải thông tin, giải trí, hoặc thúc đẩy hành động từ khán giả.
Các loại content creator:
- Content creator TikTok: Tập trung vào việc tạo ra các video ngắn, sáng tạo trên nền tảng TikTok.
- Youtuber: Tạo ra các video dài hơn, có thể là vlog, hướng dẫn, review sản phẩm,…
- Blogger: Viết các bài viết chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trên blog cá nhân hoặc các nền tảng blog khác.
- Streamer: Phát trực tiếp các hoạt động của mình trên các nền tảng như Twitch, Facebook Gaming.
- Podcaster: Tạo ra các podcast (âm thanh) về các chủ đề khác nhau.
- Influencer: Người có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng, thường hợp tác với các thương hiệu để quảng bá sản phẩm.
Content creator TikTok là gì?
Content creator Tiktok là những người đứng sau những video ngắn gây sốt trên nền tảng này. Từ việc lên ý tưởng, viết kịch bản, quay dựng cho đến việc tương tác với cộng đồng, họ đều đảm nhận để tạo ra những sản phẩm sáng tạo. Với sự trợ giúp của các công cụ chỉnh sửa video chuyên nghiệp và khả năng nắm bắt xu hướng, các content creator TikTok không ngừng tạo ra những nội dung mới lạ, thu hút hàng triệu lượt xem.
BONUS: Thu nhập của người làm nghề sáng tạo nội dung hiện nay
Về mức lương, một số thông tin cho thấy mức lương cho vị trí Content Creator dao động từ 400 đến 600 USD tại một số công ty ở Việt Nam, nhưng mức lương cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào kinh nghiệm, kỹ năng và vị trí làm việc.
Thù lao cho người sáng tạo nội dung làm việc tự do thường dao động tùy theo loại nội dung, kinh nghiệm, và thị trường. Trung bình, thù lao có thể từ 10-50 USD mỗi giờ, hoặc cao hơn cho những dự án chuyên sâu. Chính vì vậy, cách tốt nhất để tính toán nhuận bút là dựa vào chi phí lao động của bản thân và yêu cầu của từng dự án cụ thể.
Bạn cũng có thể tham khảo thông tin trên các trang tuyển dụng nhân viên, freelancer tại Việt Nam và các group trên Facebook, diễn đàn, bài báo uy tín… để nắm thông tin nhé.
Học ngành gì để trở thành 1 Content Creator?
Vậy content creator học ngành gì? Để trở thành một content creator chuyên nghiệp, bạn có thể lựa chọn nhiều ngành học khác nhau, tùy thuộc vào sở thích và hướng phát triển của bản thân.
- Ngành Truyền thông – Báo chí: Đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn có nền tảng vững chắc về viết lách, xây dựng câu chuyện và truyền đạt thông tin hiệu quả. Các kiến thức về báo chí, quan hệ công chúng và truyền thông đa phương tiện sẽ giúp bạn tạo ra những nội dung sáng tạo và hấp dẫn.
- Ngành Marketing: Nếu bạn muốn tập trung vào việc tạo ra nội dung để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc xây dựng thương hiệu cá nhân, thì ngành marketing là một lựa chọn phù hợp. Bạn sẽ học cách nghiên cứu thị trường, phân tích đối tượng khách hàng và tạo ra những nội dung có khả năng chuyển đổi cao.
- Ngành Thiết kế đồ họa – Nghệ thuật: Nếu bạn có niềm đam mê với hình ảnh và muốn tạo ra những nội dung trực quan, bắt mắt, thì các ngành thiết kế đồ họa, nghệ thuật kỹ thuật số sẽ là lựa chọn tuyệt vời. Bạn sẽ được trang bị những kỹ năng thiết kế đồ họa, chỉnh sửa ảnh, video để tạo ra những nội dung sáng tạo và ấn tượng.
- Ngành Công nghệ thông tin: Với sự phát triển của công nghệ, việc nắm vững các công cụ và phần mềm hỗ trợ sáng tạo nội dung là vô cùng quan trọng. Các ngành như công nghệ thông tin, truyền thông đa phương tiện sẽ giúp bạn làm chủ các phần mềm thiết kế đồ họa như Photoshop, Illustrator, các phần mềm chỉnh sửa video như Adobe Premiere Pro, Final Cut Pro,…
Tóm lại, việc lựa chọn ngành học nào để trở thành content creator phụ thuộc vào sở thích và định hướng nghề nghiệp của bạn. Tuy nhiên, bất kể bạn chọn ngành nào, điều quan trọng nhất là bạn phải có niềm đam mê với việc sáng tạo nội dung và không ngừng học hỏi, nâng cao kỹ năng của mình. Đừng quên content creator không chỉ là một nghề, mà còn là một đam mê.
Quy trình làm việc của một Content Creator TikTok: Từ ý tưởng đến thành phẩm triệu view
Bạn đã bao giờ tự hỏi làm thế nào mà những video TikTok lại có thể thu hút hàng triệu lượt xem? Đó là kết quả của một quy trình sáng tạo bài bản và chuyên nghiệp. Hãy cùng khám phá quy trình làm việc của một content creator TikTok để hiểu rõ hơn về quá trình biến một ý tưởng thành một video viral.
Lý Thành Cơ (1 content creator trên tiktok với 2 kênh TikTok Lý Thành Cơ và dicungco), anh chia sẻ cách làm video TikTok thì không quá khó, phức tạp như video dài trên YouTube, vì vậy quy trình sản xuất nội dung cũng đơn giản hơn.
Bước 1: Lên ý tưởng sáng tạo
Đây là bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất. Ý tưởng càng độc đáo, càng phù hợp với xu hướng hiện tại thì càng dễ thu hút sự chú ý của người xem. Để có được những ý tưởng hay, bạn có thể:
- Theo dõi các trend: Luôn cập nhật những trend mới nhất trên TikTok để bắt kịp xu hướng.
- Phân tích đối thủ: Xem những video đang hot và tìm cách làm mới chúng.
- Lắng nghe khán giả: Tương tác với khán giả để hiểu rõ họ đang quan tâm đến điều gì.
Bước 2: Xây dựng kịch bản chi tiết
Kịch bản sẽ là bản thiết kế cho video của bạn. Một kịch bản tốt sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và đảm bảo video được thực hiện một cách trơn tru. Kịch bản nên bao gồm:
- Thông điệp chính: Bạn muốn truyền tải điều gì đến khán giả?
- Cảnh quay: Cần những cảnh quay nào để thể hiện ý tưởng?
- Âm thanh: Sử dụng nhạc nền, hiệu ứng âm thanh nào?
- Lời thoại: Nếu có, lời thoại sẽ như thế nào?
Bước 3: Sản xuất video
- Quay phim: Sử dụng điện thoại hoặc máy quay chất lượng tốt để ghi hình.
- Ánh sáng: Chú ý đến ánh sáng để video có chất lượng tốt nhất.
- Âm thanh: Đảm bảo âm thanh rõ ràng, không bị nhiễu.
Bước 4: Chỉnh sửa video
- Cắt ghép: Loại bỏ những phần thừa, sắp xếp các cảnh quay theo trình tự hợp lý.
- Thêm hiệu ứng: Sử dụng các hiệu ứng chuyển cảnh, chữ, sticker để làm cho video sinh động hơn.
- Thêm nhạc: Chọn nhạc nền phù hợp với nội dung video.
Bước 5: Đăng tải và tương tác
- Đăng tải: Đăng video lên TikTok và các nền tảng khác.
- Tương tác: Trả lời bình luận, tham gia các nhóm, cộng đồng để tăng tương tác.
Bước 6: Đo lường và tối ưu hóa
- Phân tích dữ liệu: Theo dõi số liệu thống kê để đánh giá hiệu quả của video.
- Tối ưu hóa: Điều chỉnh nội dung và chiến lược dựa trên kết quả phân tích.
Những kỹ năng để trở thành Content Creator TikTok
Content creator cần những gì? Content creator tiktok cần những gì? Cần những kỹ năng gì để có trở thành một content creator tiktok chuyên nghiệp. Một số kỹ năng content mà bạn có thể tham khảo:
Kỹ năng sáng tạo nội dung
Chắc chắn rồi. Thiếu sự sáng tạo, bạn chỉ có thể ‘tái chế’, reup hoặc làm những content nhàm chán, thiếu sức hút đối với khán giả mục tiêu. Ở đâu thì mình không biết, nhưng hễ lên TikTok thì chắc chắn thứ đầu tiên quyết định giữ chân người xem ở lại với kênh của bạn chính là sự sáng tạo.
Nói cách khác, các content creator nói chung và content creator tiktok nói riêng cần phải có kỹ năng sáng tạo & không ngừng học hỏi từ những top creators. Trước khi xuất bản một video, những nhà sáng tạo nội dung đều phải trải qua 04 bước: lên ý tưởng – kịch bản – quay dựng – hậu kỳ.
Trong phạm vi một bài viết không thể nói hết được, vì vậy mình sẽ phân tích chi tiết hơn từng kỹ năng này. Khi làm content creator TikTok sẽ cần trau dồi thêm nhiều kỹ năng nữa như tư duy, sáng tạo, tìm kiếm và tổng hợp thông tin, … Tóm gọn, thiếu sự sáng tạo & đổi mới, kênh của bạn cầm chắc nguy cơ ‘flop’ rồi đấy.
Kỹ năng nghiên cứu và phân tích đối thủ
Dù bạn là người sáng tạo nội dung cho một hay nhiều lĩnh vực, làm clip review sản phẩm của client, của nhãn hàng hay clip kể chuyện đời mình… Bạn cũng cần tìm hiểu rõ về lĩnh vực mình đang thực hiện (Domain).
Ví dụ cho bạn 1 lĩnh vực khá cạnh tranh hiện nay là review sản phẩm dưỡng da.
Rất nhiều chị em, đã và đang dùng nhiều sản phẩm từ nhiều nhãn hàng khác nhau sẽ hiểu rõ, đây là giai đoạn thị trường dần đi vào ổn định.
Vì thế nếu chỉ lên video nói qua về bao bì, giá thành… sản phẩm mà không có kiến thức nhất định về da liễu, về công dụng & hoạt tính một số hoạt chất/ thành phần có trong sản phẩm, không chăm da thường xuyên để hiểu sâu thói quen sử dụng đồ skincare của chị em như thế nào… Hẳn content creator TikTok rất khó làm được các video có nhiều lượt xem, chứ chưa nói đến việc có lên xu hướng được hay không.
Quay lại câu chuyện vì sao chúng ta cần nắm vững kiến thức chuyên môn, hoặc hiểu biết nhất định (Knowledge/ Domain) ở 1 lĩnh vực bất kỳ trước khi bắt tay vào sản xuất video TikTok xoay quanh lĩnh vực đó. Bạn hãy đào sâu, tìm tòi học hỏi nhiều hơn về lĩnh vực bạn sắp làm content TikTok, để có thể tự tin dự đoán được phần nào hiệu quả của video, thay vì nghĩ đến chuyện “làm đại và đợi 1 ngày nào đó vid sẽ viral nhờ may mắn”.
Kỹ năng tạo sự khác biệt cho nội dung
Tiếp tục với ví dụ trên, dĩ nhiên chỉ hiểu biết về thông số sản phẩm, công dụng và cách thức chăm sóc da hàng ngày chưa đủ để bạn làm được video TikTok thu hút, ‘go viral’. Vì sao? Vì bạn thiếu sự khác biệt so với các ‘đối thủ’ chứ còn sao nữa.
Vậy, làm thế nào để bạn có thể tăng sức cạnh tranh & trở nên khác biệt hơn so với các content creator TikTok khác?
Hãy quay lại quy trình sản xuất ra 1 video ngắn TikTok gồm 4 bước: lên ý tưởng – kịch bản – quay dựng – hậu kỳ.
Ý tưởng khác biệt để nói về 1 sản phẩm dưỡng da? Hãy lục tung mọi ngóc ngách trên TikTok. Không phải chỉ có một vài người làm mỗi chuyện review sản phẩm. Có người còn chia sẻ trải nghiệm khi dùng sản phẩm (cả vui cả không vui), có người lên livestream bán hàng, có người reaction các clip chị đẹp Douyin skincare/ makeup 7749 bước trước khi xuống phố. Cũng có người lấy bản thân ra làm chuột bạch thí nghiệm các thể loại skincare để tìm ra đáp án “Đâu là sản phẩm chất lượng nhất cho từng loại da”…
Rồi tiếp theo nữa, bạn còn có thể tạo sự khác biệt trong kịch bản (lồng ghép trải nghiệm cá nhân, làm reaction clip của người khác…); tạo sự khác biệt trong khâu quay dựng (cũng là review sản phẩm, nhưng khi bạn thực hiện đắp sản phẩm lên mặt tại phòng ngủ của bạn – sẽ khác hoàn toàn với khi bạn thực hiện chu trình ‘dưỡng da chuyên nghiệp’ tại nhà người yêu, right?); tạo sự khác biệt trong khâu hậu kỳ (hiệu ứng âm thanh, bóp chỉnh giọng nói, sticker, chuyển cảnh…).
Nói chung, để trở thành 1 Content creator TikTok có những video thu hút người xem, không chỉ dừng lại ở sự hiểu biết về sản phẩm, hay 1 ý tưởng (mà bạn nghĩ là) chưa ai làm bao giờ.
Hãy luôn đặt câu hỏi “Mình có thể lên ý tưởng/ tạo kịch bản/ quay dựng/ hậu kỳ khác đi so với những kênh mình biết, những video mình đã xem như thế nào?”. Làm mới bản thân mỗi ngày & “say yes” với cái mới, chính là tiền đề cho sự khác biệt đột phá đấy các content creator TikTok.
Kỹ năng lên kế hoạch và quản lý thời gian
Kỹ năng lên kế hoạch và quản lý thời gian là một điều cần thiết của một freelancer nói chung và một content creator tiktok nói riêng. Việc sắp xếp và quản lý thời gian một cách hợp lý sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian là xử lý công việc một cách hiệu quả nhất.
Một số cách kiếm tiền của content creator
Đích đến của câu chuyện “1 video hàng chục trăm nghìn lượt xem, hàng nghìn lượt tương tác, hay 1 kênh TikTok 5, 10 nghìn follows” là gì? Là để kiếm tiền đúng không nào các nhà sáng tạo nội dung. Hiện nay, chung quy lại thì từ các top KOLs, KOCs sở hữu hàng trăm nghìn followers trong lĩnh vực của họ, cho đến các micro/ nano KOCs vài nghìn lượt theo dõi, ai cũng kiếm tiền trên kênh của mình bằng một trong 04 cách sau đây.
Tiếp thị liên kết nhận hoa hồng
Hiện nay, nền tảng affiliate không còn lạ lẫm với người dùng MXH, trong đó có TikTok. Bằng cách, bạn giới thiệu các SPDV để nhận mức chiết khấu từ các nền tảng hay người bán.
Đối với hình thức này, các content creator TikTok sẽ không cần bỏ vốn để đầu tư làm sản phẩm hay nhập sản phẩm về bán. Mà bạn có thể kiếm được đến vài chục triệu mỗi tháng từ từ việc tạo các nội dung giúp truyền tải giá trị, lợi ích, thông điệp… có liên quan đến SPDV của các nhãn hiệu bất kỳ.
Góc nhận diện: Để ý những đường link bio trỏ về các trang web/ ladipage/ blog đặt trong phần mô tả kênh của các TikToker.
Quảng bá nhãn hàng
Nếu bạn là một người sáng tạo nội dung có tầm ảnh hưởng (từ hàng trăm nghìn đến hàng triệu người theo dõi) trên nền tảng TikTok. Thì tùy theo lượng fan, lượng tương tác và mức độ ảnh hưởng/ uy tín của bản thân bạn & kênh TikTok, bạn sẽ nhận được lời đề nghị quảng bá SPDV từ các nhãn hàng với mức thù lao tương ứng.
Tự bán sản phẩm cho riêng mình
Đây là cách kiếm tiền mà hầu hết những người xây dựng kênh TikTok chuyên nghiệp đều sử dụng. Cho dù bạn không sở hữu lượng lớn người theo dõi (chỉ cần trên 1K, hoặc trong khoảng 3K-10K follows) là đã đủ để tạo ra 1 tệp người hâm mộ thường xuyên tương tác, ủng hộ nội dung của bạn. Tùy theo mức độ chuyên nghiệp & khả năng sáng tạo của bạn, bạn hoàn toàn tự quyết định hiệu quả marketing của sản phẩm bạn đang bán.
Nhận donate qua livestream
Đây là một tính năng khá hay và có mặt trong các MXH, với TikTok đã có hình thức livestream giúp chủ kênh tương tác trực tiếp với fan hâm mộ và nhận donate.
Trên đây là một số kiến thức và hiểu biết tổng quan của mình về content creator Tiktok, những kỹ năng tiên quyết để bạn trở thành content creator hay người sáng tạo nội dung tuyệt vời trên MXH này. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích đối với bạn.
Tác giả: Mạnh Phạm
- Bí Kíp Săn Lùng Kịch Bản TikTok Trung Quốc Triệu View: “Bứt Phá” Nội Dung Của Bạn
- Từ 1 Freelancer chuyên “ăn cắp” ý tưởng đến nhà sáng tạo kiếm ngàn đô hàng tháng
- Hướng Dẫn Cách Trở Thành TikTok Content Creator (Phần 2)
- Mẫu Bài Giới Thiệu Fanpage Chất Hơn Nước Cất, Thu Hút Nhanh Chóng Hàng Nghìn Follow
- [Solo-er xem ngay] 05 bước thiết kế avatar bằng Canva cực dễ