Cá tính của một con người sẽ giúp họ trở nên khác biệt, tương tự với Brand voice của một thương hiệu. Sẽ giúp thương hiệu đó dễ được nhận diện hơn. Trong một thị trường cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt. Vậy Brand voice là gì? Cùng Thạch làm Content tìm hiểu về đặc trưng thương hiệu này nhé.
Brand voice là gì?
Brand voice là gì? là sự thể hiện bằng lời nói về tính cách thương hiệu của bạn. Đó là cách thương hiệu của bạn được thể hiện, show-off cho khán giả của bạn trong việc truyền thông – marketing hàng ngày.
Tại sao bạn lại cần một brand voice mạnh mẽ
Sau khi đã trả lời được câu hỏi Brand voice là gì? chúng ta tìm hiểu tiếp chúng có sức mạnh và ảnh hướng như thế nào đến cuộc sống hiện nay đặt biệt là trong giới tiếp thị nhé!
- Tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh: Càng có chiều sâu về bản sắc thương hiệu, bạn càng dễ dàng nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh. Brand voice mạnh mẽ có thể thu hút sự chú ý và khiến mọi người muốn tương tác với thương hiệu của bạn nhiều hơn.
- Kết nối với đúng người: Không ai muốn tương tác với một thương hiệu không có tên tuổi, không có cảm xúc. Con người luôn có nhu cầu được tương tác, mở rộng mối quan hệ. Mặc dù thương hiệu của bạn không phải là duy nhất, nhưng một brand voice mạnh mẽ có thể giúp bạn phá vỡ bức tường đó và xây dựng kết nối cảm xúc. Cho dù đó là câu trả lời hài hước của bạn trên Facebook, sẽ giúp khẳng định bạn là ai.
Làm sao để chọn ra được Brand Voice phù hợp?
Brand voice luôn tồn tại, bạn chỉ cần xác định và thể hiện nó với mọi người xung quanh. Nhưng làm sao để khám phá và dựng một cách hiệu quả?
Trả lời những câu hỏi để xác định Brand voice
Hãy nghĩ về những gì sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn làm cho mọi người. Làm thế nào để nó giải quyết vấn đề và cải thiện cuộc sống của họ? Brand voice sẽ giúp bạn phản ánh và củng cố điều đó.
Ví dụ: nếu bạn đại diện cho một công ty làm phần mềm bảo mật, brand voice của bạn sẽ thể hiện sự an toàn và đáng tin cậy. Đối với thời trang nữ, nó cần thể hiện sự sành điệu, cá tính, bắt trend. Trong khi thời trang em bé sẽ mang tính thân thiện, caring quan tâm đến sức khỏe và làn da cho các bé.
Bạn sẽ muốn sử dụng những động từ, tính từ gì để miêu tả thương hiệu của bạn? Bạn có thể sử dụng 3-5 từ để nói về thuộc tính thương hiệu của mình.
Ví dụ như khi Mr. Thạch Trần xây dựng thương hiệu cá nhân trong ngành Giáo dục Sáng tạo, phát triển khóa học đầu tay Content Creation For Solo-workers.
Câu gốc: Thạch là người thông minh, siêng năng và rất hiểu tâm ý học viên.
Đoạn Brand Story sau đây đã “level up” các động từ/ tính từ để nó trở nên khớp với Brand Voice của Mr. Thạch là SÁNG TẠO – TRUYỀN CẢM HỨNG, bạn cùng xem nhé.
Thạch đã tự lên ý tưởng và sản xuất 100% nội dung khóa học CONTENT CREATION FOR SOLO-WORKERS trong năm 2023. Thạch sở hữu một chiếc website, và một tài khoản Facebook hơn 4,000 lượt theo dõi, liên tục cập nhật những nội dung dành riêng cho người bắt đầu làm việc độc lập.
Thấu hiểu các solo-workers gặp nhiều giới hạn về nguồn lực (thời gian, tiền bạc, con người) nhưng muốn tự tạo ra những nội dung chất lượng. Thạch đã dày công biên soạn, đúc kết các “công thức” làm nội dung trên website, Facebook, TikTok. Để bất kỳ solo-worker nào cũng có thể đọc, áp dụng ngay những bí quyết này vào việc tạo nội dung hàng ngày trên các nền tảng của mình.
Ngoài ra, đây là vài câu hỏi bạn cũng cần cân nhắc trả lời trước khi định vị “Brand Voice” của mình.
-
Nếu thương hiệu của bạn là một người nổi tiếng, thì người nổi tiếng đó sẽ như thế nào?
-
Những điều gì bạn muốn tránh khi nói về thương hiệu của bạn?
Một vài lưu ý khác để “làm bài tập” xác định Tông Giọng Thương Hiệu của bạn
Tiếp tục ví dụ với Mr. Thạch Trần và câu chuyện mở khóa học Sáng tạo Nội dung cho Người làm độc lập.
- Tránh sử dụng các từ ngữ chuyên nghiệp, các thuật ngữ dài dòng khó hiểu. Thay vào đó, dùng các từ ngữ gần gũi và dễ tiếp cận, xưng hô “mình và các bạn”.
- Tập trung vào sự khiêm tốn (sẵn sàng học hỏi) và tạo niềm tin với khách hàng và đối tác: tránh dùng ngôn từ hoặc có những hình ảnh thiếu chín chắn (ăn mặc phù hợp khi chụp avatar).
- Chọn màu sắc đậm (đen – hồng – cam – tím), vừa thể hiện sự cá tính mạnh mẽ; lại linh hoạt và hợp thời của 1 người khởi nghiệp độc lập. Sự chuyên nghiệp cũng được thể hiện đồng thời qua cách thiết kế, ngôn từ sử dụng để thuật lại câu chuyện của Mr. Thạch.
Suy nghĩ về chân dung khách hàng mục tiêu của bạn
Các nhóm người khác nhau sẽ giao tiếp theo những cách khác nhau. Brand voice của một thương hiệu sữa chua không nói theo cách nói của một thương hiệu xe hơi. Nếu bạn đang tìm tiếng nói của riêng mình, hãy cân nhắc xem bạn đang nói chuyện với ai.
Brand Voice của bạn phải luôn authentic, nhưng nó cần kết nối với đối tượng mục tiêu của bạn. Phân tích cách khách hàng nói chuyện, từ ngữ họ sử dụng, những thách thức họ gặp phải, cách họ thể hiện bản thân…
Họ đọc những ấn phẩm nào? Các nguồn thông tin họ tiếp nhận từ đâu? Những điều này có thể giúp bạn xác định được đúng brand voice mà mình muốn theo đuổi.
Ví dụ: khi xây dựng chân dung khách hàng là nhân viên văn phòng những người có cá tính mạnh, có tinh thần làm chủ không hợp với văn hóa, khuôn khổ của môi trường công sở; Brand Voice của Mr. Thạch sẽ mang tính mạnh mẽ, quyết liệt, khuyến khích mọi người dám nghĩ, dám làm.
Tham khảo những người thân cận, bạn bè bạn hoặc người đi trước
Hãy tham khảo càng nhiều ý kiến của người thân, bạn bè, đồng nghiệp về brand voice của bạn. Việc làm này sẽ giúp bạn kiểm tra xem những người xung quanh đã có nhận thức đúng đắn về thương hiệu của bạn hay chưa.
Ví dụ điển hình là Mr. Thạch đã có sự học hỏi kinh nghiệm của một số solopreneur có tiếng trên thị trường như: chị Linh Phan (tác giả sách “Con đường trở thành freelance writer”), bạn Minh Xin Chào (freelancers rất nổi tiếng sở hữu hệ thống MMO – make money online), bạn Hoài Thịnh (1 freelancer có background và hành trình phát triển cá nhân rất giống với Mr. Thạch).
Tuy nhiên, hãy tập tư duy phản biện và lắng nghe có chọn lọc. Bởi vì, 9 người 10 ý, nếu mải chạy theo người khác thì bạn sẽ rất khó xác định được đâu là cá tính, là bản sắc và con đường của mình, phải không nào?
Kiểm tra lại nội dung trên các nền tảng bạn sở hữu
Đôi khi chúng ta suy nghĩ quá nhiều về việc chúng ta muốn trở thành ai. Trong khi chúng ta chỉ nên tập trung vào con người của mình. Những điểm mạnh, điểm yếu và những điều có thể cải thiện.
Kiểm tra lại những content bạn đã đăng trên website, trên Phở-bò hay Tóp-tóp… xuyên suốt trong một khoảng thời gian: sẽ giúp bạn xác định chuẩn Brand Voice & tiến trình phát triển tính cách của bạn.
Hãy xem 20 bài post gần đây nhất, 10 chiếc video TikTok bạn đã đăng tải tháng trước. Những bài đăng trên website/ blog, những tin nhắn trò chuyện – trao đổi với đối tác. Khi bạn xem toàn bộ nội dung của mình. Bạn có thể đánh giá được tính đồng nhất về Brand Voice của mình trên các nền tảng trực tuyến.
Qua bài viết này mong đọc giả sẽ trả lời được Brand voice là gì? Trên đây là những kiến thức nền tảng về Brand voice và cách xây dựng. Một tông giọng phù hợp cho thương hiệu của bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc về khái niệm khó nhằn này. Đừng quên đặt thêm câu hỏi cho mình giải đáp nhé.
Tác giả: Mạnh Phạm
- Top 10 concept xây kênh TikTok phù hợp với solo-creator
- Disavow Link có còn thực sự hiệu quả để ngăn chặn backlink xấu cho Seoer 2024
- Nghệ Thuật Dùng Hình Minh Họa Trong Content: Bí Quyết Tạo Nội Dung “Bùng Nổ” Tương Tác
- Màu sắc trong thiết kế thương hiệu từng Ngành [Solo-worker cần biết]
- 200 Mẫu Tiêu Đề Quảng Cáo Thu Hút: Giáo Dục, Công Nghệ, Kiến Trúc, Thời Trang, Xe Cộ, Beauty… Tổng Hợp Đầy Đủ Nhất 2024