[Phải đọc] Kế hoạch xây kênh TikTok cho newbie content creator

ke-hoach-xay-kenh-tiktok-cho-newbie-content-creator
Reading Time: 6 minutes

Nếu như bạn không biết, Việt Nam thuộc top 6 nước có lượng người truy cập TikTok nhiều nhất trên thế giới. Là một người mới tham gia vào làm nội dung trên TIktok, bạn sẽ cần tạo cho mình một bản kế hoạch xây kênh TikTok đầy đủ, chi tiết ngay từ đầu. Cùng Thạch Làm Content xem ngay thông tin dưới đây nhé!

1. Kế hoạch xây kênh TikTok: Chọn category bạn muốn làm nội dung & concept cho kênh

1.1. Nghiên cứu khán giả mục tiêu của kênh bạn muốn xây

Bạn đang solo-startup (khởi nghiệp một mình) và muốn bán sản phẩm – dịch vụ của mình?

Vậy, người xem mục tiêu của bạn chính là khách hàng mục tiêu sẽ mua sản phẩm – dịch vụ của bạn. Các dạng nội dung review khéo léo sản phẩm, dạng nội dung kể chuyện kinh doanh – buôn bán – tâm sự … thu hút tương tác từ người xem: sẽ nhanh chóng đẩy kênh bạn tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu hơn.

Sau khi đã có tệp khán giả, bạn hãy xác định họ thường tìm, thường xem, thường tương tác với những hashtag nào, theo dõi những kênh nào. Bạn sẽ cần một chút thời gian và cả tài khoản TikTok Business để phân tích nhóm đối tượng của mình.

Trích xuất các top hashtag phổ biến, các kênh phổ biến trong những Category liên quan đến kênh bạn dự định xây. Học cách các kênh đi đầu sản xuất nội dung như thế nào, kết hợp hỏi han – quan sát xu hướng mới, …

Nhiều việc bạn nhỉ? Nên là, đừng tự phá giá các sản phẩm chất xám, những ‘đứa con’ sáng tạo của mình chỉ để có thêm nhiều khách hàng nhé các freelancers! Về lâu dài, người cạn kiệt năng lượng sáng tạo & bị thiệt thòi là bạn thôi, không phải client đâu 🙂

Ví dụ

Ví dụ như kênh Lớp Toán Cô Hạnh, đối tượng mục tiêu là các em học sinh tuổi từ 13 – 18 tuổi đang sinh sống tại Việt Nam.

Nhóm các bạn học sinh quan tâm đến chủ đề học tập, Toán học này thì thường xem các hashtag như: #lophocvuinhon, #truongnguoita, #learnontiktok, #toanhoc,…

Có thể thấy, 2 hashtag phủ xuyên suốt kênh là #learnontiktok và #toanhoc là phù hợp với định hướng của kênh. Trong đó, #learnontiktok là hashtag chung thể hiện category giáo dục. Hashtag #toanhoc là hashtag thể hiện chi tiết môn học hơn.

Xây-dựng-kế-hoạch-kênh-TikTok

1.2. Xem xét các kênh đối thủ

Kế hoạch xây kênh TikTok cần được xem xét kỹ các kênh đối thủ, cụ thể là theo dõi những nội dung họ triển khai, hashtag họ sử dụng, lượt xem họ đạt được qua từng video, vv.

Dựa vào đấy, bạn có thể phân tích & rút ra bài học cho kênh của mình, từ đó tránh làm những nội dung kênh đối thủ đã làm nhưng không thành công, hoặc bạn có thể làm mới lại nội dung của họ giúp cho nó hấp dẫn hơn ở đâu…

Kỹ năng làm video TikTok là sân chơi của ít nhất 2 ‘cái não’: 1 là creative, 2 là editor. Kịch bản hay chỉ chiếm tối đa 50% hiệu quả về view, tim, hay follow của 1 video. 50% còn lại nằm ở việc editor có thể biến hóa được video hay không?

Vài kênh Mr. Thạch hay theo dõi để học các kỹ thuật sáng tạo nội dung viết & quay dựng, hậu kỳ video nhất:

_Chang đi viết: https://www.tiktok.com/@chang.di.viet

_Trangincontent: https://www.tiktok.com/@trangincontent

_Kobe.Media: https://www.tiktok.com/@kobe.media79

_Yu.theeditor: https://www.tiktok.com/@yu.theeditor

Kế-hoạch-TikTok

1.3. Xây dựng concept cho kênh

Dựa vào những đúc kết từ bước nghiên cứu đối tượng mục tiêu và kênh đối thủ, bạn chọn ra concept cho kênh.

Khái niệm Concept có thể hiểu là một cái chủ đề, theme, ý tưởng kịch bản, cách thức quay dựng hay hậu kỳ… nào đó. Miễn là nó giúp tạo chất riêng cho kênh của bạn so với các kênh khác cùng Category.

Mình ví dụ nhé, trong Chủ đề xây kênh: Mình có thể hướng đến chia theo lĩnh vực (Category) dựa vào phân loại của TikTok Business: Tin tức – Giải trí; Công nghệ; Mẹ và Bé; Đồ gia dụng; Chăm sóc da & Makeup; Thời trang…

Trong cùng chủ đề là Thời trang, có vô số Theme xây kênh khác nhau tùy theo tệp khách hàng mục tiêu. Có kênh chuyên chuyên thời trang nam/ nữ; thời trang mẹ bầu/ em bé; thời trang streetstyle dạo phố/ công sở; chuyên làm dạng review quần áo;  catwalk show quần áo mình bán; hoặc nhảy theo trend nhạc nổi nổi để câu view; chia sẻ tips phối quần áo…

Xây-dựng-Kênh-TikTok
Bạn chỉ cần chịu khó search trên TikTok và tham khảo ý tưởng từ các kênh top là đã có kha khá ý tưởng xây kênh rồi.

Rồi trong thời trang công sở, lại có vô số Ý tưởng kịch bản (đi kèm cách quay dựng, hậu kỳ) khác nhau của mỗi kênh. Bad boy thì hay phối đồ công sở với những phụ kiện gì, trong khi trai công sở da trắng mặt xinh thì thường phối đồ như thế nào… Đi làm thì mặc gì, còn đi hẹn hò, đi gặp đối tác thì bận set đồ gì…

Tổ hợp Category – Theme – Idea – Script – Editing khác nhau: sẽ cho ra những Concept xây kênh khác nhau. Nên là, đừng đi sao chép vô tội vạ từ người đi trước mà hãy tự tạo ra ‘sắc màu riêng’ cho kênh của bạn đi nhé, creators ơi!

1.4. Chọn Category và Hashtag cho kênh

Đối với Category, bạn cần chọn ra 1 hashtag của category. Hashtag này sẽ được đề cập trong tất cả các video trên kênh của bạn. Lưu ý, bạn nên chọn hashtag điển hình cho từng category và có khoảng tỷ view trở lên. Bạn hãy dành thời gian lướt TikTok để khám phá các hashtag phù hợp nhé.

Như vậy, ekip xây kênh Lớp Toán Cô Hạnh có thể chọn tối thiểu 3 hashtag. Các hashtag này phân theo cấp độ từ bao quát đến chi tiết:

  • Hashtag thứ nhất là hashtag điển hình cho category. Ví dụ: #learnontiktok (#hoccungtiktok)
  • Hashtag thứ hai: chi tiết hơn về lĩnh vực bạn lựa chọn. Ví dụ: #toanhoc
  • Hashtag thứ ba là hashtag riêng của kênh bạn. Ví dụ: #loptoancohanh
anh-chup-man-hinh-kenh-tiktok-lop-toan-co-hanh
Ảnh chụp màn hình kênh TikTok @loptoancohanh.

1.5. Công thức làm video

Tiếp theo đến phần công thức video, hãy chọn ra một số công thức phù hợp cho kênh của bạn. Concept bạn chọn sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến công thức làm video.

Mình sẽ chia sẻ với bạn 6 công thức làm video phổ biến trên TikTok.

  • Đưa ra tình huống kịch tính, cao trào (người Việt rất thích hóng drama, chuyện sao Vbiz, … ).
  • Đưa ra vấn đề và cách giải quyết cho vấn đề đó (dạng content trao giá trị).
  • Đưa ra các tính năng, ứng dụng độc đáo của một đồ vật, sản phẩm (dạng review, giới thiệu sản phẩm). Bạn nào làm kênh dạng này là chỉ làm tối đa 80% video sản phẩm của mình. Còn lại hãy dành 20% các video giới thiệu sản phẩm của người khác/ kênh khác bán.
  • Hướng dẫn, biểu diễn, làm thử demo (dạng nội dung rất phù hợp cho ai có kỹ năng chuyên môn cứng. Ví dụ như thể hiện các skill dùng photoshop/ Adobe. Hoặc bạn cũng có thể tham khảo các kênh về mảng Thủ công mỹ nghệ – Vẽ tranh…
  • Ghi lại các khoảnh khắc đặc biệt (daily share, du học, cuộc sống bên bển…)
  • Tỏ ra hết sức dễ thương (ừm, dạng này lướt các video phổ biến, mang tính giải trí thời gian 1-2 năm về trước thì thấy nhiều, nhưng từ 2023 thì ít xuất hiện bớt.

mot-so-concept-va-y-tuong-xay-kenh-tiktok-phu-hop-cho-solo-workers

2. Kế hoạch xây kênh TikTok: Lên plan sản xuất content thôi

Để chuẩn bị cho việc xây kênh một cách hiệu quả, bạn cần liệt kê các đầu việc cần hoàn thành và nguồn lực. Bạn có thể thiết kế một content calendar chi tiết.

Một ví dụ và bản kế hoạch xây kênh TikTok đầy đủ 

ke-hoach-7-ngay-xay-kenh-tiktok-cho-solo-workers

Tất cả các bước ở trên đều được giảng dạy chi tiết trong Module 4: TikTok Short Video của khóa học Content Creation for newbie solo-workers. Bạn tham khảo nhé.

Với một bản kế hoạch xây kênh TikTok đầy đủ các nội dung như trên, mình hy vọng các bạn sẽ sớm có được chiến lược xây kênh thành công và kiếm được tiền từ TikTok nha.

Tác giả: Mạnh Phạm, Thạch Trần

Xem thêm bài viết của tác giả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *