Kỹ Năng Kể Chuyện Trong Bán Hàng: Nhà Sáng Tạo Nội Dung Cần Nắm Vững

ky-nang-ke-chuyen-trong-sang-tao-noi-dung
Reading Time: 12 minutes

Kỹ năng kể chuyện (storytelling) trong bán hàng (kỹ năng kể chuyện trong bán hàng) là một kỹ năng quan trọng giúp bạn tạo sự kết nối với khách hàng, thu hút và thuyết phục họ tin tưởng vào con người bạn. Về lâu dài, họ sẽ cân nhắc và có thể mua sắm các sản phẩm – dịch vụ bạn bán. Một vài kỹ năng kể chuyện quan trọng khi làm sáng tạo nội dung độc lập mà bạn nên biết sẽ được giới thiệu trong bài viết này.

Kể chuyện là gì? Vì sao người kinh doanh độc lập cần biết cách kể chuyện?

Có rất nhiều phương cách để bán hàng, trong đó hẳn bạn đã nghe rất nhiều về bán hàng trực tiếp (direct sales) – gọi điện thoại tư vấn, chốt đơn hàng; bán hàng tự động (automation sales); viết những content dạng copywriting (bài quảng cáo) và chạy quảng cáo (ads); chạy các chương trình khuyến mãi (promotion)…

Nhưng hẳn là nhiều solo-ers chưa biết: kể chuyện cuộc đời mình, tán gẫu với followers trên MXH (thông qua những chiếc post Fb, những phiên livestream TikTok đều đặn hàng tuần), thậm chí là những bài chia sẻ quan điểm cá nhân/ đúc kết kinh nghiệm sống… lại là ‘vũ khí’ giúp người kinh doanh độc lập bán hàng hiệu quả thời gian gần đây.

Kỹ năng kể chuyện trong STND bán hàng.
Kỹ năng kể chuyện trong STND bán hàng.

Thì việc được nhìn thấy “người nổi tiếng” (không phải kiểu hàng triệu người theo dõi, chỉ cần nổi tiếng trong một lĩnh vực chuyên môn nhất định) chia sẻ câu chuyện của họ hàng ngày; được nhìn thấy những khía cạnh “nằm ngoài công việc” của họ. Nó mang lại cho khán giả cảm giác gần gũi, tin cậy, gia tăng khả năng ủng hộ những gì “người nổi tiếng” sẽ bán trong tương lai.

Câu chuyện thực thực tế: Kể chuyện xây dựng thương hiệu cá nhân – Làm video triệu view lên xu hướng ‘rần rần’, kiếm thu nhập tiền tỷ.

COACH LEO CƯỜNG – Là một Nhà Khai Vấn Chuyên Nghiệp & Đào tạo Kinh Doanh được chứng nhận bởi ICF – Liên Đoàn Coach Quốc Tế. Hiện tại anh đang có hơn 1M followers và 500 triệu views đa nền tảng.

Bạn có thể tham khảo kênh TikTok của anh: https://www.tiktok.com/@leo.cuong

 

Case study kể chuyện bán hàng - anh Leo Cường.
Case study kể chuyện bán hàng – anh Leo Cường.

Chính nhờ vào việc chia sẻ những câu chuyện hấp dẫn, vừa mang tính giải trí vừa giáo dục ‘khách hàng’ về việc kinh doanh, về nghề Sales và những bài học quý báu trong cuộc sống, anh Cường đã tạo ra rất nhiều video ngắn ‘bắt sóng’ được tâm tư của người đi làm tại các công ty, góp phần thu hút lượng lớn KHTN đến với dịch vụ Đào tạo doanh nghiệp – Đào tạo kinh doanh của anh.

Kết hợp kể chuyện thương hiệu bằng các tiểu phẩm tình huống nghề Sales/ bối cảnh văn phòng, kết hợp kinh nghiệm sẵn có trong quá trình làm Kinh Doanh trước đây. Anh Cường đã thành công trong việc chuyển đổi “giá trị vô hình” thành các khóa coaching, khóa học trực tuyến & tư vấn vô cùng hấp dẫn.

Những kỹ năng kể chuyện cần có trong bán hàng

Thấu hiểu khán giả mục tiêu (audience understanding)

Muốn kể chuyện cho người khác, việc đầu tiên bạn cần làm đó là hiểu rõ đặc điểm tính cách, thói quen, những “bí mật thầm kín” của họ, đồng thời biết được họ đang có nhu cầu gì. Không chỉ riêng nhu cầu sử dụng sản phẩm của bạn, mà rộng hơn là các nhu cầu xoay quanh nhiều khía cạnh trong cuộc sống của họ.

Mình sẽ ví dụ từ thực tế cách mình nâng cấp khả năng thấu hiểu khách hàng mục tiêu của mình (solo-ers, 22-35 tuổi, muốn kinh doanh độc lập bằng chuyên môn hoặc kỹ năng, sản phẩm – dịch vụ mình có).

Ban đầu, mình lao ra làm độc lập chỉ vì ngán những đấu đá nơi công sở, và mình cũng là một nạn nhân của trò chơi quyền lực này. Vì vậy, mình lao ra khởi nghiệp trong tâm thế “người bị hại”, mình làm mọi thứ chỉ để được người khác công nhận năng lực: “À, tôi nghỉ việc văn phòng là do người khác chơi xấu, chứ không phải vì thiếu năng lực nhé”.

Mang tâm thế đó, thường xuyên đăng bài kể khổ trên Facebook cá nhân, làm những video tiểu phẩm ‘sặc mùi cãi nhau, đá xéo’ trên TikTok… Đó thực ra không phải là cách làm tốt nhất khi muốn thuyết phục người khác mua khóa học dạy họ cách sáng tạo nội dung.

Thực ra nghĩ kịch bản drama căng đét, hay kể chuyện lấy lòng thương cảm của mọi người… cũng là một chiêu để gây sự chú ý, câu tương tác khá hiệu quả đấy. Tuy nhiên, về lâu dài việc này sẽ khiến khán giả mục tiêu nhìn nhận sai về thông điệp mình muốn truyền tải: “Làm độc lập – Sống tự do”.

 

Vì vậy, mình bắt đầu thay đổi toàn diện chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân: ‘F5’ các ý tưởng, chủ đề, nội dung triển khai trên Facebook hay TikTok. Mình ngừng kể lể về những lần bất ổn cảm xúc, những đau khổ dằn vặt mà mình phải chịu đựng khi còn làm văn phòng.

Thay vào đó, mình kể về quá trình mình khởi nghiệp số tự thân (thuận lợi & mất mát), quá trình mình làm việc độc lập: lập kế hoạch – tiếp thị bản thân – tập bán hàng – quản trị cảm xúc – tập kỷ luật – gia tăng sức sáng tạo… trong công việc hàng ngày như thế nào.

Facebook là vậy, còn TikTok mình làm gì? Cũng “F5” lại cách đi nội dung cho kênh: từ các tiểu phẩm drama văn phòng chuyển sang các tiểu phẩm phong cách hài hước, chế lời bài hát thịnh hành; chia sẻ kinh nghiệm quý báu khi mình làm freelancer; chia sẻ bí kíp chế lời bài hát trending/ quá trình sáng tạo kịch bản video…

Cuộc sống này đã đủ nhiều vấn đề và sự tiêu cực.

Với định vị “Independer & Inspirationer” và quá trình mình thay đổi cách triển khai nội dung self-branding trên Facebook, TikTok: Tất cả đều đến từ sự thấu hiểu những mong muốn của solo-ers. Khi họ quyết định nhấn follow người có kinh nghiệm trong lĩnh vực content & self-branding. Khi họ khao khát được củng cố thêm sức mạnh – để có thể tự bắt đầu “làm một thứ gì đó” cho riêng họ.

Sau cùng, tại thời điểm mình viết bài này, mình như “ngộ” ra điều mà khán giả mục tiêu của mình muốn nghe (và nhiều khả năng sẽ đi đến quyết định mua khóa học dạy sáng tạo nội dung): KIẾN THỨC, KINH NGHIỆM LÀM CONTENT, KINH NGHIỆM KHỞI NGHIỆP 1 NGƯỜI, NGUỒN NĂNG LƯỢNG TÍCH CỰC TRONG CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY CỦA MÌNH.

Quả thực, khi bạn hiểu sâu về đối tượng mục tiêu, câu chuyện của bạn mới có khả năng tạo ra sự kết nối mạnh mẽ và trở nên hấp dẫn họ, thuyết phục họ ra quyết định mua hàng trong thời gian ngắn.

Xây dựng thông điệp cốt lõi (core message)

Trước khi bạn bắt đầu kể câu chuyện, hãy xác định thông điệp cốt lõi mà bạn muốn truyền tải.

Có 2 thứ bạn cần xác định trước khi quyết định điều gì sẽ là “cây cầu” nối giữa sản phẩm của bạn & khách hàng của bạn.

  • Từ ngữ nào nêu bật được giá trị bạn mang đến cho khách hàng?
  • Từ ngữ nào kết nối mạnh mẽ với cảm xúc/ giúp khách hàng giải quyết vấn đề họ gặp phải?

Nếu bạn vẫn nghĩ, giá trị của 1 sản phẩm đồng nhất với các tính năng, thông số chịt chằng, các bảng thành phần hoa mắt chóng mặt được ghi trên sản phẩm… thì bạn đã lầm! Đó không phải giá trị sản phẩm (cái mà khách hàng thực sự cảm nhận/ cái có liên quan trực tiếp đến đời sống khách hàng).

Bạn vẫn loay hoay tìm cách phân biệt 2 khái niệm: tính năng sản phẩm (Feature) và giá trị sản phẩm (Value)? Bạn có thể đọc lại bài viết này của Thạch. 

 

Phân biệt tính năng & giá trị sản phẩm mang lại.
Phân biệt tính năng & giá trị sản phẩm mang lại.

Đại khái, một khóa học về sáng tạo nội dung đáng mua: phải là thứ giúp người học tự tin với kỹ năng làm content khi bắt đầu làm độc lập, tự tin deal hợp đồng xịn với đối tác, tự tin vào năng lực kiếm tiền sau khi kết thúc khóa (GIÁ TRỊ). Thay vì chỉ tập trung vào trọng điểm giảng dạy (bài copywriting, post Facebook, kịch bản TikTok… (TÍNH NĂNG).

Tiếp tục lấy ví dụ từ câu slogan của Thạch khi tạo ra khóa học đầu tiên “SÁNG TẠO NỘI DUNG CHO NGƯỜI BẮT ĐẦU LÀM VIỆC ĐỘC LẬP”.

  • Giá trị lớn nhất Thạch mang đến cho khách hàng: Chia sẻ kinh nghiệm làm việc và Truyền động lực theo đuổi ước mơ.
  • Cảm xúc mạnh mẽ nhất khi khách hàng muốn làm solo: Khao khát tự do.
  • Vấn đề lớn nhất khiến nhiều khách hàng tiềm năng chưa thực sự ra solo: Thiếu tự tin & những thói quen giúp sản xuất nội dung creative mà không cần tốn nhiều nỗ lực/ chất xám.

Tổng hợp lại, mình có Core Message sau: “Independer & Inspirationer” (Người làm việc độc lập & Người truyền cảm hứng).

Core Message vừa bao hàm kinh nghiệm làm việc (cứng chuyên môn mới ra tự làm một mình được), vừa thể hiện mong muốn sống và làm việc tự do, vừa thúc đẩy followers của mình tự tin theo đuổi đam mê đi thôi, rất OK phải không nào?

Áp dụng các công thức tạo câu chuyện thu hút

Bắt đầu đi vào từng content kể chuyện cụ thể. Để một câu chuyện thật sự thu hút, bạn cần nắm một vài công thức kể chuyện sau:

  • Công thức chia sẻ kinh nghiệm/ trải nghiệm bản thân:

Bạn nào đã đi làm được vài năm, bắt đầu giắt túi “kha khá” kinh nghiệm sống có thể sẽ quen với việc kể chuyện bản thân (đã gặp những khó khăn bế tắc gì, những thứ đó khiến công việc và cuộc sống của bạn bị đảo lộn…). Đây cũng chính là tiền đề cho những bài đăng “giãy bày tâm trạng” hay kịch bản “drama văn phòng” trước đây của Thạch.

Có một lưu ý cho bạn: Kể chuyện gì cũng được, than thở gì cũng được; nhưng hãy nhớ bám sát vào thông điệp & điều mà khán giả của bạn muốn nghe. Nếu bạn thấy bạn không muốn chia sẻ năng lượng tiêu cực của mình đến khán giả, hãy tìm cách chuyển hóa nó thành các tình tiết gây cười/ những kiểu viết “châm biếm, trào phúng”… mà người làm hài (hài độc thoại, hài kịch sân khấu) hay áp dụng.

  • Công thức PAS (Problem – Agitate – Solution):

Xác định vấn đề khách hàng mục tiêu – khoét sâu vấn đề của họ – đưa ra “cứu cánh” và có liên quan đến sản phẩm bạn muốn bán. Mình sẽ phân tích và hướng dẫn từng bước để viết storytelling content theo công thức này, hẹn bạn trong 1 bài viết chi tiết hơn nhé.

Ví dụ về công thức PAS.
Ví dụ về công thức PAS.

 

 

Kỹ năng kể chuyện khi làm kịch bản xây kênh.
Kỹ năng kể chuyện khi làm kịch bản xây kênh.
  • Công thức 3 Hồi: Mở đầu – Cao trào – Kết thúc.

Tham khảo thêm cách viết kịch bản video ngắn theo cấu trúc 3 hồi tại đây.

Nhớ rằng cấu trúc câu chuyện có thể thay đổi tùy thuộc vào thể loại và mục tiêu của bạn. Quan trọng nhất là làm cho câu chuyện của bạn hấp dẫn và gợi cảm hứng cho độc giả hoặc khán giả của bạn.

Sử dụng ngôn ngữ, hình thể, biểu cảm hấp dẫn (với những ai làm video ngắn)

Bạn cần sử dụng ngôn ngữ, hình thể sáng tạo và biểu cảm sinh động để làm cho câu chuyện của bạn nổi bật và thu hút sự chú ý của khách hàng.

Nếu bạn không làm dạng video ngắn mà chỉ đơn thuần là kể chuyện bằng ngôn ngữ viết: Đừng quên tập đưa vào bài viết của mình các từ ngữ chỉ HÀNH ĐỘNG, BIỂU CẢM KHUÔN MẶT, TỪ TƯỢNG THANH – TƯỢNG HÌNH …; thay vì chỉ toàn là những đoạn văn mô tả tâm trạng của bạn.

Để có cái nhìn trực quan hơn, bạn cùng xem qua 03 video triệu view trên kênh của anh Leo Cường.

Kỹ năng viết kịch bản kể chuyện: bạn có thể học được thông qua những bài viết trên các trang báo.
Kỹ năng viết kịch bản kể chuyện: bạn có thể học được thông qua những bài viết trên các trang báo.

 

  • Về hình ảnh: Bạn có thể anh Cường quay rất mượt, đẹp, chỉn chu, diễn viên không có ngoại hình quá xuất sắc nhưng vẫn toát lên phong thái chuyên nghiệp, trưởng thành, thể hiện được “tính cách nhân vật” mong muốn.
  • Về ngôn ngữ diễn: từ tốn, đúng lứa tuổi – chức vụ và có sự trải lòng cụ thể. Chẳng hạn vai sếp (anh Cường) trình bày vấn đề mạch lạc và có sự chân thành bên trong; cô bé (nhân viên gen Z) đậu phỏng vấn đã bộc lộ sự vui vẻ, biết lắng nghe sếp chỉ bảo.

Đối với nhân vật 30 tuổi (anh Thắng), diễn Lời thoại, tâm trạng, giọng nói và biểu cảm nhân vật đều thống nhất với kịch bản, tạo được hiệu ứng ‘xem phim ngắn/ hài tình huống’ nơi khán giả.

Cốt truyện hấp dẫn, diễn xuất tốt, đúng thông điệp truyền tải đã kéo dài sự hứng thú và niềm vui cho khán giả xem video, giúp kênh của anh có độ nhận diện tốt và tăng khả năng chuyển đổi từ người xem thành học viên mục tiêu.

Tạo niềm tin đến khách hàng mục tiêu

Kể câu chuyện từ góc độ của khách hàng

Thử đặt bạn vào tâm lý của khách hàng và lắng nghe họ. Tìm cách tương tác với khách hàng thực sự hoặc thu thập câu chuyện từ họ. Từ đó xây dựng câu chuyện chân thực qua ngôn ngữ mà họ sử dụng và diễn tả tình cảm, trải nghiệm, và kết quả của họ một cách tự nhiên.

Tiếp tục lấy ví dụ của anh Cường, mọi người sẽ thấy có 3 nội dung chính cho kênh đó là:

  • Kỹ năng gen Z.
  • kỹ năng Sale pros.
  • Tâm sự tuổi 30.

Những nội dung này chứa đựng những kỹ năng sống phản ánh chân thật cho thời đại hiện đại và đồng thời là nguồn động lực quan trọng trong cuộc sống. Qua đó, việc nâng cao vốn sống không chỉ giúp mở rộng khả năng kiếm thu nhập mà còn mang lại giá trị trị tốt trong kinh doanh.

Kết hợp chứng minh tăng sự thuyết phục

Đừng quên các con số, nghiên cứu, báo cáo, bằng chứng, trích dẫn từ các nguồn uy tín, testimonial… để hỗ trợ cho content của mình nhé, dù nó có là storytelling content đi chăng nữa. Khán giả bây giờ rất thông minh, họ cần có căn cứ, số liệu để tin tưởng bất kỳ một luận điểm, kết luận nào bạn đưa ra.

Đừng quên kêu gọi hành động & phản hồi lại khán giả

Kêu gọi mua hàng một cách khéo léo, thường xuyên phản hồi với khán giả để có những bình luận/ dẫn chứng/ nguồn ý tưởng làm nội dung kể chuyện… cũng là một cách hay ho giúp bạn không bị “bí” khi không biết kể chuyện gì cho khán giả của mình đấy.

Lợi ích của việc sử dụng nghệ thuật kể chuyện trong bán hàng

  • Tạo Kết Nối Emotionally (Kết nối cảm xúc): Kết nối cảm xúc thông qua câu chuyện là cách mạnh mẽ để tạo sự tin tưởng và ưa thích từ phía khách hàng.
  • Giải thích sản phẩm hoặc dịch vụ đáng tin cậy: Kể chuyện giúp bạn tương tác và trình bày sản phẩm hoặc dịch vụ một cách thú vị và thực tế, giúp người dùng thấy rõ lợi ích cũng như trải nghiệm thực tế mà nó mang lại cho họ.
  • Dễ Nhớ: Câu chuyện thường dễ nhớ hơn so với thông tin trừu tượng hoặc khô khan. Khách hàng có thể dễ dàng nhớ lại câu chuyện của bạn và chia sẻ nó với người khác, giúp bạn tạo ra sự lan truyền tự nhiên.
  • Thúc đẩy hành động: Khi bạn kể chuyện mà tạo cảm xúc và thuyết phục, bạn có thể dễ dàng thúc đẩy hành động từ phía khách hàng. Điều này có thể bao gồm việc mua sản phẩm, đăng ký dịch vụ, hoặc thậm chí chia sẻ thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với người khác.

Tóm lại, kỹ năng kể chuyện trong bán hàng không chỉ gói gọn trong phạm vi “kỹ năng bán hàng”. Mà nó là kỹ năng truyền đạt, dẫn dắt khán giả trải qua những câu chuyện, những tình huống thật; kết nối trực tiếp với cảm xúc và trở nên đồng điệu với những khán giả của mình.

Ai mà chẳng thích được nghe kể chuyện phải không nào?

Trước khi trở thành 1 storyteller giỏi, hãy trở thành người có tư duy giải quyết vấn đề & rèn luyện các kỹ năng phân tích & thấu hiểu khán giảdẫn dắt họ vào lãnh địa của bạnchìa ra chiếc phao cứu sinh sau khi bạn đã đẩy họ vào “mê cung” cảm xúc.

Về lâu dài, content kể chuyện giúp bạn gầy dựng uy tín & hình ảnh bản thân rất tốt. Tạo được dấu ấn khác biệt giữa bạn và các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Cuối cùng thì, họ sẽ sẵn sàng chi tiền để ủng hộ thương hiệu của bạn – vì đơn giản là, họ tin và yêu bạn rất nhiều! Bạn rất biết cách vỗ về cảm xúc & truyền cảm hứng cho họ đấy! Cảm ơn bạn đã đọc bài kỹ năng kể chuyện trong bán hàng này!

Tác giả: Đô Nguyễn, Thạch Trần

Xem thêm bài viết của tác giả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *