[Cập nhật] Lộ trình tự học content marketing cho người mới

lo-trinh-tu-hoc-content-cho-solopreneur
Reading Time: 13 minutes

Bạn là người mới bước chân vào lĩnh vực content nói chung marketing nói riêng. Bạn đang đối diện với việc học content mà không biết bắt đầu lộ trình tự học Content từ đâu và làm thế nào để tiến triển một cách hiệu quả? Trong bài viết này, hãy cùng khám phá lộ trình học content cho người mới, giúp bạn phát triển kỹ năng và kiến thức cần thiết để thành công trong hành trình tự khởi nghiệp của mình.

Tại sao solopreneur cần tự học content marketing?

Là một solopreneur, việc tự mình nắm vững kỹ năng content marketing là điều vô cùng quan trọng. Tại sao ư? Bởi vì:

  • Tiết kiệm chi phí: Thay vì thuê agency, bạn có thể tự tạo ra nội dung chất lượng, phù hợp với thương hiệu và ngân sách hạn hẹp.
  • Chủ động và linh hoạt: Bạn có thể nhanh chóng thích ứng với những thay đổi của thị trường và tạo ra nội dung một cách độc lập.
  • Nắm bắt sâu sắc về sản phẩm/dịch vụ: Việc tự tay tạo nội dung sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm/dịch vụ của mình, từ đó truyền tải thông điệp một cách hiệu quả nhất. Hơn nữa, giữa một người chỉ biết khá ít về sản phẩm – dịch vụ của bạn, so với việc bạn tự mình nắm bắt thông tin và chủ động trong khâu lên kế hoạch – ý tưởng – quản lý chất lượng content cho sp-dv của mình, cái nào sẽ hiệu quả hơn?
  • Xây dựng thương hiệu cá nhân: Nội dung chất lượng là chìa khóa để xây dựng uy tín và tạo ra sự khác biệt trên thị trường.
  • Tăng khả năng tiếp cận khách hàng: Với nội dung hấp dẫn, bạn sẽ thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng và tăng doanh số.

Bạn có thể tự hỏi: “Vậy làm sao để bắt đầu?” Đừng lo lắng, quá trình tự học content không hề khó khăn như bạn nghĩ. Với sự kiên trì và một lộ trình rõ ràng, bạn hoàn toàn có thể làm được.

Lộ trình tự học content: Bao lâu thì thạo nghề?

Thường xuyên có câu hỏi: “Học content mất bao lâu?”. Câu trả lời không hề đơn giản, vì thời gian để thành thạo còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nền tảng kiến thức ban đầu, khả năng tự học, mức độ đầu tư thời gian và cả lĩnh vực bạn kinh doanh (học làm content cho mảng sản phẩm đó).

Không có một con số cụ thể nào cho bạn cả. Tuy nhiên, chúng ta có thể chia giai đoạn phát triển của một người làm content thành các cấp độ, từ newbie (người mới bắt đầu), biết việc, thạo việc cho đến chuyên gia. Mỗi cấp độ sẽ có những yêu cầu và kỹ năng khác nhau.

Tuy nhiên, việc tìm ra một lộ trình tham khảo và phương pháp học hiệu quả sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu của mình một cách hiệu quả nhất.

Thông thường, người làm content được chia làm nhiều giai đoạn tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm. Bạn đầu là newbie từ 0 – 6 tháng, tiếp theo là 6 tháng cho tới 1 năm, tiếp nữa là 1 – 2 năm và cuối cùng là lớn hơn 2 năm. Cách chia này chỉ để tham khảo và đánh giá năng lực mặt bằng chung của ngành.

Con số ước tính về thời gian cần thiết để 1 newbie trở nên thạo việc (hoặc có thể lên level chuyên gia) trong mỗi mảng content khác nhau

Loại content Newbie (0-6 tháng) Biết việc (6-12 tháng) Thạo việc (12-24 tháng) Chuyên gia (2+ năm)
Content SEO Nắm vững cơ bản về SEO, viết bài tối ưu hóa từ khóa Biết xây dựng chiến lược content SEO, phân tích từ khóa Thực hiện các chiến dịch SEO toàn diện, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng Chuyên gia SEO, có thể đào tạo và tư vấn cho người khác
Content Facebook Viết bài đăng đơn giản, tương tác với cộng đồng Xây dựng nội dung theo chiến lược, chạy quảng cáo Facebook Quản lý fanpage, tạo nội dung sáng tạo, phân tích hiệu quả Chuyên gia về quảng cáo Facebook, có thể xây dựng chiến dịch tổng thể
Content TikTok Tìm hiểu về nền tảng TikTok, tạo video đơn giản Biết cách sử dụng các công cụ chỉnh sửa, tạo trend Xây dựng chiến lược content TikTok, phân tích hiệu quả, chạy quảng cáo Chuyên gia về TikTok, có thể tạo ra các video viral, hợp tác với các influencer
Content quảng cáo (Copywriting) Viết slogan, mô tả sản phẩm đơn giản Viết kịch bản quảng cáo, landing page Xây được chiến lược văn bản quảng cáo, A/B testing cho các nền tảng Chuyên gia copywriting, có thể viết các loại quảng cáo khác nhau (email marketing, quảng cáo truyền hình,…)

Lộ trình học Content cho người mới bắt đầu

Nếu bạ đam mê và muốn phát triển kỹ năng Content để nâng cao hiệu quả làm việc hay xây dựng thương hiệu cá nhân? Lộ trình tự học Content cho người mới sau đây có thể sẽ giúp bạn tự tin và hiệu quả hơn trong việc tự rèn luyện và phát triển bản thân trong lĩnh vực Content.

Bước 1: Hiểu rõ tại sao bạn lại muốn học Content?

Trước khi bắt đầu hành trình học content, việc hiểu rõ động lực và mục tiêu của bạn là cực kỳ quan trọng. Bạn có thể đặt câu hỏi cho bản thân như: Tại sao tôi muốn học content? Tôi muốn đạt được điều gì từ việc này? Có những mục tiêu cụ thể nào mà tôi muốn đạt được? Việc này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về hành trình học và giữ động lực cao trong quá trình tiến lên phía trước.

Hôm trước, Thạch có dịp ngồi nghe các anh chị khởi nghiệp độc lập chia sẻ về quá trình các anh/ chị tự học và làm content cho biz của mình. Mục tiêu mỗi người gần như đều giống nhau.

Tôi phải biết làm content: viết bài đăng fanpage (cái tối thiểu và mọi người cho rằng nó đơn giản nhất), sau đó là tự làm được video bán hàng/ livestream trên TikTok (cơn sốt TikTok phủ xanh newsfeed và mức độ thảo luận của những người làm công việc có liên quan đến content trong giai đoạn 2023-2024). Cuối cùng, họ cũng muốn học thêm về cách viết văn bản quảng cáo (copywriting) mô tả sản phẩm trên các sàn TMĐT/ trên bao bì/ marketing materals khi làm kinh doanh, và cuối cùng là họ muốn học về SEO (cơ bản) để có thể book cộng tác viên viết bài xây website.

Chính vì những nhân tố rất thực tế và chia theo ‘kênh/ nền tảng’ như trên của các anh chị Solopreneur, mà Thạch quyết định đầu tư nội dung chuyên sâu – chi tiết cho 4 chuyên mục Kỹ năng Content sau:

Bước 2: Lộ trình tự học content cho solopreneur

Thay vì một lộ trình chung chung, chúng ta sẽ chia nhỏ mục tiêu học tập theo từng nền tảng cụ thể để bạn có thể tập trung vào những kỹ năng cần thiết.

2.1. Lộ trình tự học làm content Facebook

  • Hiểu về thuật toán Facebook: Tìm hiểu cách thức hoạt động của thuật toán, yếu tố ảnh hưởng đến độ tiếp cận bài viết.
  • Tạo nội dung hấp dẫn: Viết bài ngắn gọn, súc tích, sử dụng hình ảnh, video bắt mắt.
  • Chạy quảng cáo Facebook: Học cách tạo quảng cáo, lựa chọn đối tượng mục tiêu, đo lường hiệu quả.
  • Tương tác với cộng đồng: Xây dựng mối quan hệ với fanpage, trả lời bình luận, tổ chức các sự kiện.

2.2. Lộ trình tự học làm content TikTok

  • Hiểu về nền tảng TikTok: Tìm hiểu các xu hướng, hiệu ứng, âm thanh đang thịnh hành.
  • Tạo video ngắn: Học cách quay video, chỉnh sửa video, thêm hiệu ứng.
  • Viết kịch bản: Lập kế hoạch nội dung, viết kịch bản hấp dẫn, thu hút người xem.
  • Xây dựng cộng đồng: Tương tác với các TikToker khác, tham gia các challenge, hashtag.

2.3. Lộ trình tự học viết văn bản quảng cáo (Copywriting)

  • Hiểu về tâm lý khách hàng: Nghiên cứu hành vi mua sắm, tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
  • Viết slogan ấn tượng: Tạo ra những câu slogan ngắn gọn, dễ nhớ, gây ấn tượng.
  • Viết mô tả sản phẩm hấp dẫn: Sử dụng ngôn ngữ thuyết phục, nhấn mạnh lợi ích của sản phẩm.
  • Viết kịch bản quảng cáo: Lập kế hoạch cho các chiến dịch quảng cáo, viết kịch bản cho quảng cáo TV, radio, online.

2.4. Lộ trình tự học làm content SEO

  • Hiểu về SEO: Nghiên cứu các thuật toán của Google, các yếu tố on-page và off-page, cách sử dụng công cụ tìm kiếm từ khóa.
  • Viết bài SEO: Học cách tối ưu hóa bài viết với các từ khóa, thẻ meta, cấu trúc URL, hình ảnh.
  • Xây dựng backlink: Tìm hiểu các phương pháp xây dựng backlink tự nhiên và chất lượng.
  • Phân tích dữ liệu: Sử dụng Google Analytics và Search Console để đánh giá hiệu quả của bài viết và tối ưu hóa chiến lược.

Bạn cần bắt đầu lộ trình tự học Content bằng việc đặt ra những mục tiêu cụ thể và rõ ràng cho quá trình học của mình. Việc này giúp bạn tập trung và có hướng dẫn rõ ràng hơn trong việc tiến triển. Ví dụ như:

  • Xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc: Hiểu biết về các khái niệm cơ bản của content marketing, bao gồm mục tiêu, đối tượng, lợi ích và cách thức hoạt động của nó trong lĩnh vực/nhóm ngành bạn quan tâm.
  • Phát triển kỹ năng viết: Nắm vững các kỹ thuật viết cơ bản và nâng cao, bao gồm cách viết nội dung hấp dẫn, sử dụng từ ngữ hiệu quả và cấu trúc bài viết logic.
  • Xây dựng chiến lược content: Lập kế hoạch và thực hiện chiến lược content marketing phù hợp với mục tiêu kinh doanh và đối tượng khách hàng mục tiêu.
  • Thực hiện và đánh giá hiệu quả: Triển khai chiến lược content marketing và đánh giá kết quả để điều chỉnh và cải thiện chiến lược theo thời gian, đồng thời tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi và tương tác từ khách hàng.
  • Xây dựng thương hiệu cá nhân: Sử dụng nội dung để xây dựng và phát triển thương hiệu cá nhân trong lĩnh vực chuyên môn, tạo ra sự tín nhiệm và uy tín từ đối tác và khách hàng.

Bước 3: Tìm kiếm các nguồn tài nguyên phù hợp cho từng ngách content

3.1. Tự học viết văn bản quảng cáo Copywriting

  • Sách: Các cuốn sách về copywriting, quảng cáo, tâm lý khách hàng.
  • Khóa học online: Các nền tảng như Udemy, Coursera, Skillshare cung cấp nhiều khóa học về copywriting.
  • Cộng đồng: Tham gia các nhóm trên Facebook, LinkedIn để học hỏi kinh nghiệm và trao đổi với các copywriter khác.
  • Website, blog: Theo dõi các blog chuyên về copywriting, marketing để cập nhật kiến thức mới.

3.2. Content Facebook

  • Facebook Blueprint: Nền tảng học tập trực tuyến của Facebook cung cấp các khóa học về quảng cáo và tiếp thị trên Facebook.
  • Các nhóm cộng đồng: Tham gia các nhóm về Facebook Marketing để học hỏi kinh nghiệm và chia sẻ kiến thức.
  • Blog của Facebook: Theo dõi blog của Facebook để cập nhật các tính năng mới và xu hướng.

3.3. Content TikTok

  • TikTok Creator Portal: Nền tảng cung cấp các công cụ và hướng dẫn tạo nội dung trên TikTok.
  • Các kênh YouTube: Nhiều YouTuber chia sẻ các mẹo và thủ thuật tạo video TikTok.
  • Cộng đồng TikTok: Tham gia các nhóm TikTok để học hỏi và giao lưu với những người sáng tạo nội dung khác.

3.4. Content SEO

  • Google Search Console: Công cụ miễn phí của Google giúp bạn theo dõi hiệu suất website và khắc phục các lỗi kỹ thuật.
  • Google Analytics: Công cụ giúp bạn phân tích hành vi người dùng trên website.
  • SEMrush, Ahrefs: Các công cụ SEO chuyên nghiệp giúp bạn nghiên cứu từ khóa, phân tích đối thủ cạnh tranh.
  • Các khóa học SEO: Nhiều nền tảng cung cấp các khóa học SEO từ cơ bản đến nâng cao.

Bước 4: Tiến hành học và phát triển kỹ năng thông qua thực hành

4.1. Content Copywriting

  • Thực hành viết mỗi ngày: Viết các bài viết quảng cáo, mô tả sản phẩm, slogan.
  • Tham gia các cuộc thi viết: Để rèn luyện kỹ năng và nhận feedback.
  • Phân tích các quảng cáo thành công: Học hỏi từ những chiến dịch quảng cáo hiệu quả.

4.2. Content Facebook

  • Tạo một fanpage: Thực hành tạo nội dung, chạy quảng cáo, tương tác với cộng đồng.
  • Tham gia các group Facebook: Để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm.
  • Phân tích hiệu quả: Sử dụng các công cụ phân tích của Facebook để đo lường hiệu quả các bài đăng.

4.3. Content TikTok

  • Tạo tài khoản TikTok: Tạo các video ngắn, tham gia các challenge.
  • Phân tích đối thủ: Xem các video của những TikToker nổi tiếng để học hỏi.
  • Sử dụng các hiệu ứng, nhạc nền: Tìm hiểu các hiệu ứng và nhạc nền đang thịnh hành.

4.4. Content SEO

  • Xây dựng một blog: Áp dụng các kiến thức SEO vào việc viết bài và tối ưu hóa website.
  • Nghiên cứu từ khóa: Sử dụng các công cụ SEO để tìm kiếm từ khóa phù hợp.
  • Phân tích đối thủ: Xem cách các website khác tối ưu hóa SEO.

Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng các phương pháp học tập sau:

  • Học theo dự án: Chọn một dự án cụ thể và áp dụng kiến thức đã học vào thực tế.
  • Tham gia các cộng đồng: Tìm kiếm các nhóm, diễn đàn về content marketing để học hỏi và giao lưu.
  • Tìm một mentor: Nếu có thể, hãy tìm một người có kinh nghiệm trong lĩnh vực content để được hướng dẫn.

Bước 3: Tìm kiếm các nguồn tài nguyên phù hợp

Sau khi đã xác định rõ mục tiêu của mình, bạn cần chọn phương pháp học phù hợp nhất. Có nhiều cách tiếp cận để học content như đọc sách, tham gia khóa học trực tuyến, xem video hướng dẫn, hoặc thậm chí tự tìm hiểu thông qua các tài nguyên trên internet. 

Hãy xem xét lịch trình của bạn, phong cách học tập, và nguồn lực có sẵn để chọn phương pháp học phù hợp nhất với bạn. Đồng thời, không quên tích hợp các phương pháp học linh hoạt và đa dạng để tối ưu hóa quá trình học của mình.

Bước 4: Tiến hành học và phát triển kỹ năng thông qua thực hành

Bước này là thời điểm bạn bắt đầu tiến hành học theo kế hoạch đã đề ra. Hãy tập trung và chủ động trong quá trình học, ghi chép lại những điểm quan trọng và những ý hay bạn học được. Việc ghi chú giúp bạn ghi nhớ và hiểu sâu hơn về nội dung mà bạn đang học.

Với các Solopreneur thì content là một mắt xích quan trọng trong quá trình bạn tự làm kinh doanh – marketing, đặc biệt thời gian đầu khi đội ngũ nhân sự của bạn còn mỏng (hoặc chỉ có một mình bạn đúng nghĩa). Bài website, fanpage hay các nội dung video TikTok vẫn phải xuất bản đều đặn, và bạn là người cần chủ động tạo ra các nội dung marketing – bán hàng cho business của mình. Thực hành, làm đến đâu viết đến đấy là cách tốt nhất để solopreneur nhanh chóng ‘quen tay, hay việc’.

Học Content không chỉ là việc tiếp thu kiến thức mà còn là việc phát triển kỹ năng thực hành. Hãy áp dụng những kiến thức bạn học được vào thực tế bằng cách viết, sản xuất và chia sẻ nội dung của riêng bạn. Thực hành sẽ giúp bạn cải thiện và tự tin hơn trong lĩnh vực này.

  • Xây dựng nội dung độc đáo, mới mẻ
  • Phát triển kỹ năng viết (cách hành văn, sử dụng ngôn từ, văn phong phù hợp…)
  • Tối ưu hóa nội dung cho SEO (bài viết chuẩn SEO, thiết kế ấn phẩm, edit video,…)
  • Phân tích dữ liệu và cải thiện hiệu suất

Một số bài viết liên quan tới lộ trình tự học content cho người mới:

Quy trình làm content marketing thu hút: người làm độc lập, newbie freelancer cần nắm rõ

Công thức giúp newbie phát triển sự nghiệp sáng tạo nội dung

Bước 5: Xây dựng và tham gia cộng đồng content

Một phần quan trọng trong việc học Content là xây dựng mạng lưới quan hệ và tương tác với những người cùng quan tâm. Tham gia các diễn đàn, nhóm cộng đồng và sự kiện liên quan để trao đổi kinh nghiệm, học hỏi từ người khác và mở rộng mạng lưới của mình.

  • Tham gia cộng đồng trực tuyến
  • Xây dựng mối quan hệ với người cùng ngành
  • Tăng cường cá nhân thương hiệu

Bước 6: Học hỏi và theo dõi người có nhiều kinh nghiệm trong nghề content

Cuối cùng, đừng ngần ngại tìm kiếm và học hỏi từ những người đã thành công trong lĩnh vực Content. Tài liệu, blog, podcast hoặc video của họ sẽ là nguồn cảm hứng và kiến thức quý báu cho bạn. Việc học từ những người có kinh nghiệm sẽ giúp bạn nhanh chóng tiến bộ và thành công hơn trong hành trình của mình.

  • Theo dõi xu hướng và cập nhật kiến thức: Liên tục cập nhật với các xu hướng mới và thay đổi trong lĩnh vực Content Marketing.
  • Tham gia cộng đồng: Tham gia các cộng đồng trực tuyến và offline để học hỏi từ người khác và chia sẻ kinh nghiệm của mình.
  • Đào tạo và phát triển: Đầu tư vào việc tham gia các khóa học, hội thảo và đào tạo để nâng cao kỹ năng và kiến thức về Content Marketing.

Một số công cụ hỗ trợ lộ trình tự học content cho người mới

AI hỗ trợ tự học và lên ý tưởng cho content

Trong thời đại số hóa ngày nay, việc sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) là một yếu tố quan trọng giúp Content Creator tạo ra nội dung hiệu quả. AI có thể giúp tự động hóa một số công việc, từ việc phân tích dữ liệu đến tạo ra nội dung theo yêu cầu, giúp tiết kiệm thời gian và tăng hiệu suất công việc.

Việc vận dụng các công cụ hỗ trợ lên bài quảng cáo, SEO, viết kịch bản sáng tạo, làm hình ảnh và video... là điều bắt buộc nếu solopreneur muốn tự làm content
Việc vận dụng các công cụ hỗ trợ lên bài quảng cáo, SEO, viết kịch bản sáng tạo, làm hình ảnh và video… là điều bắt buộc nếu solopreneur muốn tự làm content

Một số công cụ AI cực kỳ hay ho giúp hỗ trợ trong việc sáng tạo nội dung mới mẻ mà các Content Creator đang trong lộ trình tự học Content không nên bỏ qua, như:

  • Gợi ý nội dung – Lên ý tưởng: Chat GPT, Capilot, Gemini,…
  • Viết content – Lên kịch bản: Copy.ai, Compose AI, Craftly.ai, Notion,…
  • Làm hình ảnh/video: StockAI, Veed.io, synthesia, Midjourney,…

Công cụ hỗ trợ nghiên cứu và phân tích

Một Content Creator độc lập cần phải biết cách nghiên cứu và phân tích thông tin một cách hiệu quả. Sử dụng các công cụ nghiên cứu như Google Analytics, SEMrush, Ahrefs, hoặc BuzzSumo giúp bạn đánh giá hiệu quả của nội dung, tìm kiếm từ khóa, phân tích đối thủ cạnh tranh và theo dõi sự phát triển của thị trường. 

Học cách dùng các công cụ Ahrefs, Google Analytics, SEMRush, BuzzSumo... để tối ưu hiệu quả content
Học cách dùng các công cụ Ahrefs, Google Analytics, SEMRush, BuzzSumo… để tối ưu hiệu quả content

Việc thành thạo các công cụ này trong lộ trình tự học Content sẽ giúp bạn tạo ra nội dung có giá trị và phù hợp với nhu cầu của đối tượng đọc.

Phần mềm thiết kế và chỉnh sửa 

Các bạn học Content để làm độc lập hoàn toàn có thể sử dụng các công cụ hay phần mềm thiết kế hình ảnh và video để biến những ý tưởng Content đơn giản thành những ấn phẩm bắt mắt, thu hút được nhiều người xem hơn.

Ngoài ra, trong quá trình tự solo-er làm content định dạng hình ảnh, video: Canva và CapCut cũng là bộ đôi trợ thủ đắc lực.
Ngoài ra, trong quá trình tự solo-er làm content định dạng hình ảnh, video: Canva và CapCut cũng là bộ đôi trợ thủ đắc lực.

Các công cụ thiết kế hình ảnh/video vô cùng hữu ích, giúp bạn tự tạo nên những tác phẩm từ cơ bản đến chuyên nghiệp, phải kể đến: Canva, CapCut. Hay những phần mềm quen thuộc với dân ngành Marketing như: Adobe Photoshop, Adobe Illustrator, Adobe Premiere,…

Tóm lại, việc học Content cho người tự khởi nghiệp hoặc làm độc lập là một quá trình quan trọng và đầy thách thức. Với lộ trình tự học Content cho solopreneur chi tiết ở bài viết tên, hy vọng bạn đã có thể tự xây dựng nền tảng vững chắc và phát triển một chiến lược Content Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.

Tác giả: Quỳnh Dương

Xem thêm bài viết của tác giả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *