Tại sao cần tối ưu SEO ngành gia dụng khi bạn là SME?
Gia dụng là ngành hàng có nhiều tiềm năng phát triển với những con số tăng trưởng ấn tượng. Trên thế giới, quy mô thị trường thiết bị gia dụng đạt khoảng 537,28 tỷ USD năm 2024 và dự kiến đạt 664,53 tỷ USD năm 2029 (Báo cáo của Mordor Intelligence). Trong khi đó ở Việt Nam, mỗi hộ gia đình dành ra trung bình 8,4 triệu đồng cho việc mua sắm thiết bị gia dụng.
Điều này góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường điện tử gia dụng đáng kể tại thị trường quốc nội (Báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam). Theo số liệu của Bộ Công Thương, thị trường ngành hàng gia dụng Việt Nam có quy mô từ 12.5 đến 13 tỷ USD. Ngành hàng này đang chiếm tới 9% tổng chi tiêu của người Việt mỗi năm – Thông tin tổng hợp từ IChiba OnePlatform hệ sinh thái SaaS hỗ trợ TMĐT đang có mặt trên 6 quốc gia.
Tuy nhiên, đi kèm với tiềm năng là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các thương hiệu nội địa và quốc tế. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), tối ưu SEO ngành gia dụng, đặc biệt website và hệ thống tab danh mục sản phẩm, không chỉ giúp tiết kiệm chi phí marketing mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng hiển thị, thu hút khách hàng và chuyển đổi đơn hàng. Từ cách xây dựng trang sản phẩm, lựa chọn ngôn ngữ, CTA đến tối ưu tốc độ tải, UX/UI và cấu trúc kỹ thuật – mọi chi tiết đều có thể tạo nên khác biệt lớn.
Trong bài viết này, Thạch Làm Content sẽ cùng bạn điểm qua 5 yếu tố quan trọng nhất để tối ưu SEO website ngành gia dụng một cách toàn diện và hiệu quả.
Trang sản phẩm cần chuẩn SEO và tối ưu chuyển đổi
Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường sẽ hạn chế về nguồn lực nhân sự, kỹ thuật cũng như ngân sách cho SEO. Vì vậy việc tập trung đúng trọng tâm giúp tối ưu hóa nguồn lực và hiệu quả đem lại. Điều đầu tiên bạn cần đặc biệt quan tâm khi tối ưu SEO trong ngành này là trải nghiệm người dùng. Trong đó, trang sản phẩm sẽ là nơi tạo ra doanh thu trực tiếp với website ngành gia dụng. Vì vậy việc tối ưu ột trang sản phẩm hiệu quả tức là trang phải được tối ưu lần lượt về:
1. Tiêu đề và phần mô tả sản phẩm
Phần tiêu đề (tên sản phẩm) thường bị ngó lơ ít để ý khi SEO ngành gia dụng. Thành ra nhiều website để nguyên mã sản phẩm là dãy số dài dằng dặc khiến người xem rất khó theo dõi cũng như không bị thu hút. Thay vào đó, hãy tối ưu để tên sản phẩm ngắn gọn, thu hút và thể hiện được rõ lợi ích sản phẩm. Phần mô tả cũng đừng copy y nguyên một đoạn văn khô khan chỉ đơn giản là liệt kê ra các thông tin về sản phẩm. Bạn nên tối ưu lại đoạn mô tả sao cho ngắn gọn, đặc biệt nhấn mạnh được lợi ích của sản phẩm và kêu gọi người đọc đi đến hành động.
Ví dụ: BỘ NỒI CHẢO INOX 304 ĐÁY LIỀN SUNHOUSE MAMA SHG809 có các ưu điểm như sau:
- Lòng nồi Inox 304 cao cấp nguyên khối an toàn cho sức khỏe
- Bắt nhiệt nhanh, tỏa nhiệt đều nhờ chất liệu nồi cao cấp
- Bộ nồi chảo 4 món tiện lợi, đáp ứng đa dạng nhu cầu nấu nướng
- Sử dụng được trên mọi loại bếp (bếp gas, bếp từ, bếp hồng ngoại,…)
Hình ảnh chứa CTA đi kèm: Vẹn toàn dinh dưỡng – An tâm sống khỏe.
Bộ nồi chảo 4 món tiện lợi, nấu mọi món ngon cho bữa cơm tròn vị.
Hệ thống đại lý đang bán sản phẩm này trên toàn quốc. [XEM ĐẠI LÝ GẦN BẠN]
Ngôn ngữ gần gũi với người tiêu dùng
Với ngành hàng gia dụng, một điều quan trọng bạn cần quan tâm là ngôn ngữ. Hãy biến nội dung của mình trở nên hấp dẫn với đối tượng khách hàng mục tiêu. Muốn làm được điều này, bạn cần nghiên cứu kỹ về đặc điểm cũng như nhu cầu của người dùng để từ đó tạo ra bài viết tốt. Hãy chỉ nói những gì mà người dùng quan tâm.
Hình ảnh và thẻ ALT
Với sản phẩm gia dụng, hình ảnh là yếu tố cực kỳ quan trọng để thu hút và thuyết phục khách hàng mục tiêu. Theo đó, trên trang sản phẩm của bạn, hình ảnh cần:
- Đảm bảo 3-5 ảnh chụp rõ nét của sản phẩm. Nên dùng xen kẽ các ảnh chụp bối cảnh và ảnh cận sản phẩm để tăng sự thu hút.
- Lưu tên ảnh chứa từ khóa liên quan, ví dụ: noi-chien-khong-dau-3-lit.jpg
- Thêm thẻ ALT có mô tả hình ảnh để tăng khả năng SEO hình ảnh. Ví dụ ALT: Nồi chiên không dầu dung tích 3 lít màu đen sang trọng
Tham khảo Case Study Sunhouse.com.vn
https://sunhouse.com.vn/dien-gia-dung/noi-com-dien/sunhouse-mama-shd8915.html
Case study phần tên sản phẩm và mô tả của Sunhouse. Phần tên được viết ngắn gọn có kèm thông tin quan trọng là dung tích nồi để người dùng dễ lựa chọn. Ở mô tả sản phẩm, Sunhouse có đưa ra list các ưu điểm nổi bật về công nghệ, ruột nồi, chức năng, tiện ích và cuối cùng là thiết kế của nồi để thu hút người dụng.
Đặt Call-to-Action (CTA) nổi bật
Ngoài nội dung thì CTA cũng là yếu tố quan trọng bậc nhất đối với trang sản phẩm khi SEO ngành gia dụng. Bạn cần đặt nút CTA được thiết kế bắt mắt ở những nơi dễ nhìn. Ngoài ra, thông điệp kêu gọi cũng cần rõ ràng, mạnh mẽ và đánh trúng mong muốn người xem để tăng hiệu quả chuyển đổi.
Một số vị trí nên đặt CTA:
- Ngay dưới tiêu đề và giá
- Gần nút “Thêm vào giỏ” hoặc “Mua ngay”
- Cuối phần mô tả chi tiết sản phẩm
Ngoài ra, bạn có thể xem xét đặt CTA ở các popup hoặc banner nổi. Tuy nhiên, khi dùng popup bạn nên chú ý việc sử dụng hợp lý, không lạm dụng và làm phiền tới trải nghiệm người dùng. CTA này nên liên quan tới khuyến mãi hoặc ưu đãi giới hạn để hấp dẫn người xem.

Một CTA hiệu quả cần hội tụ 3 yếu tố:
- Ngôn ngữ rõ ràng: Không nên dùng những cụm mơ hồ mang thông điệp chung chung. Thay vào đó, hãy dùng động từ mạnh, kêu gọi hành động cụ thể và rõ ràng lợi ích.
- Đánh trúng nỗi đau và chú ý tới mong muốn của khách hàng: Đặc biệt với ngành gia dụng, người mua sẽ có những nhu cầu rất thực tế: Tiết kiệm điện, nhỏ gọn, dễ vệ sinh, giá tốt, dễ sử dụng. Vì vậy CTA nên khai thác đúng insight này, đánh trúng vào những lợi ích thu hút đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp.
Nút hotline và gửi tin nhắn nằm cố định ở góc bên phải và bên trái màn hình với màu sắc bắt mắt. Ngoài ra, ở cuối trang sản phẩm, Sunhouse cũng thiết kế phần đánh giá sản phẩm nổi bật để khuyến khích khách hàng đã mua để lại bình luận.
2. Tối ưu UX/UI & Responsive trên mobile
Một số lưu ý để UX/UI tối ưu:
Bố cục trang tối giản, tập trung vào sản phẩm:
Khách hàng không có nhiều thời gian và sự chú ý. Do vậy, bạn cần thiết kế trang sao cho tối giản nhất, tập trung làm nổi bật sản phẩm. Nếu bố cục rối rắm, font chữ nhỏ, chứa nhiều thông tin không cần thiết thì người dùng sẽ thoát trang ngay. Một số lưu ý:
- Giới hạn mỗi trang chỉ tập trung 1 mục tiêu chính (Ví dụ như xem sản phẩm, đọc bài, mua hàng).
- Dùng lưới 1 cột (1 column layout) để nội dung hiển thị dễ đọc trên điện thoại.
- Giảm tối đa pop-up nếu không cần thiết, có thể xem xét hiệu ứng trượt.

Tối ưu kích thước chữ và nút bấm:
Người dùng điện thoại sẽ thao tác bằng tay chứ không phải chuột. Do vậy nếu nút nhỏ, chữ quá bé khiến bạn khó thao tác. Vì thế, hãy chú ý đến:
- Kích thước chữ body tối thiểu: 16px, heading nên từ 20px–28px.
- Khoảng cách dòng (line-height): 150% trở lên để dễ đọc.
- Nút CTA nên có kích thước tối thiểu: 44x44px, không đặt quá sát nhau.
- Màu CTA nên tương phản với nền (đỏ/trắng, cam/xám…), tránh bị chìm.
Về hình ảnh sản phẩm: Hãy thiết kế website cho phép vuốt trái/phải để xem các ảnh khác. Ngoài ra, ảnh nên tự động co giãn theo chiều rộng màn hình.
Menu và điều hướng thân thiện với ngón tay:
- Dùng menu dạng hamburger (3 gạch) cho mobile.
- Menu nên chia ít nhất 3-4 mục rõ ràng: Danh mục, Ưu đãi, Blog, Liên hệ…
- Có icon giỏ hàng và tìm kiếm luôn hiển thị ở đầu trang (header).
- Breadcrumb (đường dẫn cấp bậc) nên ẩn bớt cấp, chỉ hiển thị cấp gần nhất để tiết kiệm không gian.
3. Tối ưu kỹ thuật website (Technical SEO) khi SEO ngành gia dụng
Cấu trúc website cũng cần rõ ràng. Từ URL từng trang phải ngắn gọn, dễ hiểu và chứa từ khóa liên quan đến nội dung chính. Ngoài ra, bạn cần xây dựng sitemap dạng XML để công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập và lập chỉ mục nội dung trang. Đừng quên sử dụng tệp robots.txt để kiểm soát những phần nào của website mà bạn muốn công cụ tìm kiếm lập chỉ mục và những phần cần ẩn đi (ví dụ: trang quản trị, trang test…).
Trang web cũng cần được thiết lập chứng chỉ bảo mật SSL (HTTPS). Đây không chỉ là tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu cá nhân của khách hàng mà còn là một yếu tố xếp hạng quan trọng trong thuật toán của Google. Một website có giao thức HTTPS luôn được đánh giá cao hơn về độ tin cậy và khả năng hiển thị trên công cụ tìm kiếm.
4. Tốc độ tải trang mượt mà trên cả mobile và desktop khi tối ưu SEO ngành gia dụng
Tốc độ tải trang cũng là yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng, tỷ lệ chuyển đổi cũng như thứ hạng trên Google khi SEO ngành gia dụng. Khi website tải chậm, người dùng sẽ dễ dàng thoát trang đặc biệt là khi duyệt web trên thiết bị di động. Để cải thiện tốc độ tải, một số gợi ý của Thạch Làm Content như sau:
Kiểm tra hiệu suất website
Trước tiên, hãy sử dụng các công cụ như Google PageSpeed Insights, Lighthouse (trong Chrome DevTools) hoặc Cloudflare Observatory để đánh giá tốc độ trang web. Những công cụ này sẽ cung cấp một loạt chỉ số quan trọng như:
- Largest Contentful Paint (LCP): Thời gian để tải xong thành phần lớn nhất trên trang (thường là ảnh hoặc tiêu đề lớn).
- First Input Delay (FID): Mất bao lâu để trang phản hồi lần đầu khi người dùng thao tác (bấm, cuộn…).
- Cumulative Layout Shift (CLS): Đo độ ổn định về bố cục – nếu trang bị “nhảy” hình, lắc layout, điểm số sẽ thấp.
Ngoài ra, bạn nên theo dõi các chỉ số như Time to First Byte (TTFB), Time to Interactive, và DNS Lookup Speed để có cái nhìn toàn diện hơn.
Các cách tối ưu tốc độ tải trang
Sau khi kiểm tra, bạn có thể áp dụng các kỹ thuật dưới đây để cải thiện hiệu suất website:
- Tối ưu hình ảnh: Đây là lỗi thường gặp nhất khiến web tải chậm. Để khắc phục, trước khi đăng ảnh lên website, bạn hãy nén ảnh bằng công cụ như tinypng.com và chọn định dạng WebP. Ngoài ra, kích thước ảnh cũng cần được điều chỉnh sao cho phù hợp với hiển thị, không dùng ảnh có kích thước lớn gấp nhiều lần khung hình hiển thị.
- Giảm số lượng HTTP request: Mỗi ảnh, biểu tượng, file CSS, JavaScript… đều tạo ra một yêu cầu tải. Khi càng nhiều request thì trang sẽ càng chậm. Hãy giới hạn số lượng tệp cần tải trên mỗi trang, gộp CSS/JS nếu có thể và bỏ những đoạn mã không cần thiết.
- Dùng bộ nhớ cache trình duyệt: Hãy cài đặt cache giúp trình duyệt ghi nhớ những phần không thay đổi (như logo, CSS) để không cần tải lại khi người dùng có các thao tác trên trang. Điều này giúp rút ngắn thời gian tải cho những lượt truy cập sau.
- Loại bỏ mã JavaScript cản trở hiển thị: Nếu có các đoạn mã hoặc plugin làm cho nội dung chính bị trì hoãn khi tải, bạn nên chuyển chúng xuống cuối trang hoặc tải sau (defer).
- Giảm thiểu số lần chuyển hướng (redirect): Mỗi lần redirect sẽ làm tăng thời gian tải trang. Do đó, bạn nên kiểm tra định kỳ các đường dẫn trên website để loại bỏ redirect không cần thiết, đặc biệt ở trang chủ và trang sản phẩm.
5. Tối ưu cấu trúc website khi SEO ngành gia dụng
Bắt đầu với phần <head> – Nơi Google đọc thông tin cơ bản của trang
Đây là phần nằm ở đầu mỗi trang web (Tuy rằng Google không thấy phần này nhưng đây là yếu tố rất quan trọng cho SEO và tốc độ website). Phần Head chứa các “thông báo” gửi đến bot Google như: Đây là tiêu đề gì, mô tả gì, có phải nội dung gốc không…. Theo đó, những nội dung bạn cần có trong phần này:
- Tiêu đề trang: Tên hiển thị trên Google (nên chứa từ khóa chính, tối đa 60 ký tự)
- Mô tả trang: Giải thích ngắn gọn nội dung (tối đa 160 ký tự)
- Meta cho Facebook, Zalo hoặc các trang mạng xã hội: Để khi chia sẻ lên mạng xã hội, bài viết hiện đầy đủ ảnh và mô tả
- Thẻ canonical: Thông báo cho Google biết đây là phiên bản chính (tránh việc bị trùng lặp nội dung)
- Schema (cấu trúc dữ liệu): Khai báo rõ ràng cho Google biết đây là nội dung gì (bài viết, sản phẩm, công ty…)
Dùng đúng loại “thẻ HTML” để chia nội dung
Google thích khi nội dung trên trang được chia bố cục rõ ràng, không dùng lung tung thẻ <div>. Bạn nên dùng các thẻ này:
- <header>: Phần đầu trang – logo, menu
- <nav>: Thanh điều hướng (menu)
- <main>: Nội dung chính (sản phẩm, bài viết)
- <section>: Nhóm nội dung (ví dụ: mô tả sản phẩm, đánh giá, thông tin kỹ thuật…)
- <article>: Dùng cho bài viết blog hoặc tin tức
- <footer>: Chân trang – chứa các link như chính sách, liên hệ
Tối ưu phần chân trang (Footer)
Footer là phần cuối của mỗi trang, và rất quan trọng với người dùng và SEO vì nó xuất hiện ở tất cả các trang. Những nội dung nên đặt trong footer:
- Link đến: Giới thiệu, Chính sách bảo mật, Liên hệ
- Link các danh mục sản phẩm chính
- Địa chỉ, số điện thoại
- Chia thành từng nhóm nhỏ, có tiêu đề như: “Về công ty”, “Hỗ trợ”, “Sản phẩm”
Như vậy, Thạch Làm Content đã tổng hợp lại 5 điều quan trọng mà SME cần biết khi tiến hành tối ưu SEO cho ngành gia dụng. Với loại sản phẩm này, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ người dùng để đem đến nội dung giá trị, đáp ứng tốt mong muốn tìm kiếm. Ngoài ra, hình ảnh sản phẩm cũng đóng vai trò rất quan trọng trong SEO.
Tác giả: Anh Nguyễn
Đừng để website ngành gia dụng của bạn chỉ là nơi… trưng bày sản phẩm. Hãy biến nó thành cỗ máy kéo khách hàng & ra đơn tự nhiên.
Hãy để Thạch giúp bạn tối ưu toàn diện nền tảng website, từ tốc độ, cấu trúc đến nội dung, để tăng trưởng traffic bền vững và tạo chuyển đổi thực sự cho doanh nghiệp của bạn!
Booking Dịch Vụ SEO Web + SEO Content Toàn Diện
- Viết Content SEO Tiêu Chuẩn EEAT Cần 4 Yếu Tố Này?
- [Tổng Hợp] 10+ Mẫu Content Bắt Trend Trên Facebook 2025
- Những Lưu Ý Dành Cho Newbie Creator Khi Bắt Đầu Xây Kênh TikTok
- Các Chỉ Số Đánh Giá Chất Lượng, Đo Lường SEO Web Quan Trọng 2024
- Bí Thuật Viết Call To Action Hiệu Quả Gấp 3 Lần Mà Không Chuyên Gia Copywriting Nào Muốn Bạn Biết