Viết Content SEO Tiêu Chuẩn EEAT Cần 4 Yếu Tố Này?

Cách viết content theo tiêu chuẩn EEAT của Google khi làm SEO?
Reading Time: 10 minutes

Trong cuộc đua giành lấy vị trí top đầu trên trang kết quả tìm kiếm của Google, chất lượng nội dung đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một trong những yếu tố hàng đầu mà Google đánh giá để xếp hạng nội dung chính là EEAT (Experience, Expertise, Authoritativeness, Trustworthiness). Vậy EEAT là gì và tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này với Thạch Làm Content nhé.

Viết content Seo tiêu chuẩn EEAT cần 4 yếu tố này?
Viết content Seo tiêu chuẩn EEAT cần 4 yếu tố này?

EEAT là gì và tại sao lại quan trọng?

EEAT là viết tắt của Experience, Expertise, Authoritativeness và Trustworthiness. Đây là bốn yếu tố mà Google sử dụng để đánh giá chất lượng của một trang web và nội dung trên đó, đặc biệt là đối với những chủ đề liên quan đến Y tế, Tài chính, Luật pháp (YMYL – Your Money Your Life).

  • Experience (Kinh nghiệm): Thể hiện mức độ hiểu biết sâu sắc của tác giả về chủ đề đang viết. Điều này được đánh giá qua kinh nghiệm thực tế, nghiên cứu, và khả năng truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, dễ hiểu.
  • Expertise (Chuyên môn): Cho thấy tác giả có kiến thức chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực đang viết. Điều này có thể được chứng minh qua bằng cấp, chứng chỉ, kinh nghiệm làm việc, các bài viết được công bố trước đó, v.v.
  • Authoritativeness (Thẩm quyền): Đánh giá mức độ uy tín của tác giả hoặc website trong lĩnh vực đó. Thẩm quyền có thể được xây dựng thông qua các liên kết từ các trang web uy tín khác, các giải thưởng, danh hiệu, và sự công nhận của cộng đồng.
  • Trustworthiness (Độ tin cậy): Đánh giá mức độ đáng tin cậy của thông tin trên website. Điều này bao gồm việc cung cấp thông tin chính xác, cập nhật, và minh bạch.
E-E-A-T là gì?
E-E-A-T là gì?

4 yếu tố cần có khi viết content seo tiêu chuẩn EEAT

Cụ thể, checklist chi tiết để đảm bảo nội dung của bạn có đáp ứng các tiêu chí E-E-A-T hay không, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết từng yếu tố nhé.

Experience (kinh nghiệm):

  • Trong bài viết, không nên sử dụng đại từ nhân xưng “Tôi”, hạn chế sử dụng “Chúng tôi”,…
  • Trong bài viết nên lồng ghép các kinh nghiệm thực tế, nghiên cứu của cá nhân lẫn chuyên gia trong ngành, ý kiến và lời bình của chuyên gia,…
  • Thay vì sử dụng câu “Trong nghiên cứu của mình, tôi đã phát hiện ra…” thì nên sử dụng câu “Nghiên cứu này đã chỉ ra…”
  • Thay vì sử dụng ” Sản phẩm này có…”, “Dịch vụ này có..” thì nên sử dụng câu “Khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ này, tôi nhận thấy nó có… “
  • Bên cạnh các thông tin khách quan, nên sử dụng  thêm thông tin trải nghiệm thực tế của cá nhân đối với sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Không đặt các tiêu đề có nội dung gây sốc, không đúng sự thật.
  • Nội dung của bài viết không nên chứa những cam kết không thực hiện được. Ví dụ như cam kết chữa khỏi bệnh 100%, cam kết giảm cân 10kg trong 1 tuần không cần tập thể dục,…
  • Hạn chế sử dụng banner điều hướng về sản phẩm, dịch vụ quá nhiều.
  • Không lạm dụng internal link để lừa người dùng đến trang bán hàng.
  • Đối với trang giới thiệu Author có thể thêm các yếu tố về thời gian và kinh nghiệm thực tế của tác giả. Ví dụ: Vào 10 năm trước, Vào năm 2010,…
  • Cập nhật nội dung thường xuyên để bắt kịp xu hướng thị trường và tăng tính chuyên nghiệp.
Experience (kinh nghiệm)
Experience (kinh nghiệm)

Expertise (Chuyên môn):

  • Tạo profile tác giả thật, không sử dụng tác giả ảo hoặc thông tin giả mạo một tác giả khác.
  • Tạo một trang giới thiệu tác giả chi tiết với đầy đủ thông tin về tác giả như nghề nghiệp, địa chỉ, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
  • Nội dung trang author cần phải được trình bày một cách chi tiết, có tính độc quyền, không được sao chép từ nơi khác, phải đi kèm với thông tin số liệu cụ thể và phải ghi rõ nguồn.
  • Thêm Schema author trên tất cả bài viết.
  • Thêm các mạng xã hội cho trang author như Facebook, Twitter, Linkedin.
  • Thiết lập các thuộc tính SameAs bằng Rank Math SEO.
  • Thêm khung thông tin giới thiệu ngắn gọn về tác giả ở cuối các bài viết.
  • Tạo liên kết đến các trang thông tin về tác giả trên Wikipedia, Wikidata hoặc Linkedin với Schema Person.
  • Tối ưu chi tiết trang About us (Về chúng tôi).
  • Thêm các section thể hiện các giải thưởng, thành tựu đáng chú ý của đội ngũ và doanh nghiệp.
  • Thể hiện các giấy chứng nhận về sản phẩm, dịch vụ  của doanh nghiệp.
  • Thêm các thông tin về các sự kiện và hoạt động nội bộ mà doanh nghiệp tổ chức hoặc tham gia.
  • Book các trang báo lớn, Guest Post có traffic và uy tín cao để PR cho doanh nghiệp.
Expertise (Chuyên môn)
Expertise (Chuyên môn)

Authoritativeness (Thẩm quyền)

  • Xây dựng các topic của website gồm các bài viết chính và các bài viết hỗ trợ.
  • Xóa các trang mồ côi (orphan pages) thông qua internal link.
  • Viết các bài viết chia sẻ quan điểm về lĩnh vực hoặc thị trường ngách của bạn và đăng trên các website khác cùng lĩnh vực hoặc thị trường ngách.
  • Tham gia các sự kiện trong lĩnh vực của doanh nghiệp để xây dựng mối quan hệ, tăng nhận diện thương hiệu và tạo cơ hội liên kết PR.
  • Xây dựng Topical authority bằng cách nghiên cứu, khai thác các chủ đề chuyên sâu, cung cấp đầy đủ thông tin, nội dung có giá trị trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Bật tính năng Comment trên website và lên plan để thu thập thêm nhiều bình luận tích cực về doanh nghiệp cũng như sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
  • Xây dựng hệ sinh thái mạng xã hội rộng lớn để làm branding.
  • Được người khác nhắc đến và chia sẻ trên nhiều website, forum hoặc mạng xã hội khác nhau.
  • Tham gia vào các cộng đồng trực tuyến hoặc hoạt động, sự kiện ngoài trời liên quan đến lĩnh vực kinh doanh để tăng cường thẩm quyền cá nhân.
Authoritativeness (Thẩm quyền)
Authoritativeness (Thẩm quyền)

Trustworthiness (Độ tin cậy)

  • Thêm địa chỉ doanh nghiệp vào phần Footer trên website
  • Thêm số điện thoại của doanh nghiệp vào Footer trên website
  • Thêm trang chính sách bảo mật
  • Thêm trang điều khoản dịch vụ
  • Thêm trang Chính sách đổi trả/ hoàn tiền/ khiếu nại
  • Thêm trang tuyển dụng
  • Trang câu hỏi thường gặp (FAQ) Có nguồn tham khảo (nếu có)
  • Thêm nguồn hình ảnh (nếu có)
  • Cải thiện giao diện và trải nghiệm người dùng (UX/UI) trên website để gia tăng sự tin tưởng
  • Tạo nhiều địa chỉ email (biên tập viên, công việc, truyền thông, quảng cáo,…) để đặt trên trang Liên hệ.
  • Tạo trang Giới thiệu về công ty (About us) và liệt kê tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, đội ngũ nhân sự,… và tối ưu nó.
  • Ký hiệu Nhãn hiệu đã đăng ký (©) có tên và logo của doanh nghiệp.
  • Tạo sơ đồ website HTML và đặt nó vào menu footer.
  • Thông báo công khai việc sử dụng cookie khi người dùng truy cập vào website.  
Trustworthiness (Độ tin cậy)
Trustworthiness (Độ tin cậy)

Chuẩn EEAT (Expertise, Authoritativeness, Trustworthiness) là một bộ tiêu chí mà Google sử dụng để đánh giá chất lượng của nội dung trên internet. Việc xây dựng nội dung mang tính chuyên môn, uy tín và đáng tin cậy sẽ giúp trang web leo thứ hạng trên các kết quả tìm kiếm.

Cách xây dựng nội dung theo tiêu chuẩn EEAT

Để xây dựng nội dung chất lượng theo tiêu chuẩn EEAT, bạn cần thực hiện các bước sau:

  1. Nghiên cứu kỹ lưỡng: Đọc và tìm hiểu sâu về chủ đề mà bạn muốn viết. Tham khảo các nghiên cứu, báo cáo, và bài viết của các chuyên gia trong lĩnh vực đó.
  2. Xây dựng cấu trúc bài viết rõ ràng: Chia bài viết thành các phần nhỏ, sử dụng các tiêu đề phụ để giúp người đọc dễ dàng theo dõi.
  3. Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu: Tránh sử dụng thuật ngữ chuyên môn quá nhiều, hãy cố gắng giải thích các khái niệm một cách đơn giản và dễ hiểu.
  4. Cung cấp thông tin chính xác và cập nhật: Đảm bảo rằng tất cả thông tin trong bài viết đều chính xác và được cập nhật mới nhất.
  5. Sử dụng hình ảnh, đồ họa và video: Hình ảnh, đồ họa và video sẽ giúp bài viết của bạn trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
  6. Khuyến khích tương tác: Khuyến khích người đọc để lại bình luận, chia sẻ bài viết trên mạng xã hội.
  7. Xây dựng hồ sơ tác giả: Tạo một trang giới thiệu về tác giả để chứng minh chuyên môn và kinh nghiệm của bạn.
  8. Xây dựng liên kết nội bộ và ngoại bộ: Liên kết đến các bài viết khác trên website của bạn và các trang web uy tín khác.

[Case study] Phân tích bài viết 2 Cách làm sườn nướng ngũ vị bằng lò nướng ngon đậm đà đơn giản tại nhà trên Điện Máy Xanh

Khi tìm từ khóa “cách ướp sườn ngon” trên Google Việt Nam vào ngày 29-12-2004, bài viết này của Điện máy Xanh đứng ở top 2 trang kết quả tìm kiếm. Cùng khám phá xem, bài viết này đã áp dụng hiệu quả các yếu tố EEAT, đặc biệt là Experience và Trustworthiness, như thế nào nhé.

cach-viet-content-theo-chuan-eeat-cua-google-khi-viet-seo-2
cach-viet-content-theo-chuan-eeat-cua-google-khi-viet-seo.

Experience (Kinh nghiệm):

  • Công thức chi tiết, dễ hiểu: Bài viết cung cấp các công thức nấu ăn cụ thể, từng bước, kèm theo hình ảnh minh họa rõ ràng. Điều này giúp người đọc dễ dàng thực hiện theo.
  • Chia sẻ mẹo vặt: Bài viết chia sẻ các mẹo nhỏ như cách chọn nguyên liệu tươi ngon, cách ướp sườn để thịt mềm, cách nướng sườn đạt chuẩn… giúp người đọc có thêm kinh nghiệm nấu ăn.
  • Tương tác với người dùng: Việc chia sẻ công thức từ người dùng tạo cảm giác gần gũi, thân thiện và tăng tính tương tác với độc giả.

Expertise (Chuyên môn):

  • Kiến thức chuyên sâu về ẩm thực: Bài viết thể hiện sự hiểu biết sâu rộng về nguyên liệu, cách chế biến và các yếu tố ảnh hưởng đến hương vị của món ăn.
  • Chia sẻ kinh nghiệm chọn nguyên liệu: Bài viết hướng dẫn cách chọn mua sườn tươi ngon, cách phân biệt mật ong thật giả, giúp người đọc có thêm kiến thức về nguyên liệu.
  • Cung cấp thông tin bổ sung: Bài viết giới thiệu về bột ngũ vị hương, cách làm sa tế, giúp người đọc hiểu rõ hơn về các gia vị này.

Authoritativeness (Thẩm quyền):

  • Uy tín của Điện máy Xanh: Là một thương hiệu lớn, Điện máy Xanh được nhiều người tin tưởng. Việc đăng bài trên trang web này giúp tăng độ tin cậy cho nội dung.
  • Nội dung chất lượng: Bài viết được đầu tư về hình ảnh, bố cục, nội dung rõ ràng, mạch lạc, giúp tăng uy tín của trang.
  • Tối ưu hóa SEO: Bài viết được tối ưu hóa tốt với từ khóa “cách làm sườn nướng ngũ vị”, giúp bài viết dễ dàng tiếp cận với người dùng khi tìm kiếm.

Trustworthiness (Độ tin cậy):

  • Thông tin chính xác, rõ ràng: Các thông tin về nguyên liệu, cách chế biến được trình bày chi tiết, chính xác.
  • Nguồn gốc rõ ràng: Bài viết có nguồn gốc từ Điện máy Xanh – một thương hiệu uy tín.
  • Không có quảng cáo quá mức: Bài viết tập trung vào nội dung chính, không có quá nhiều quảng cáo gây khó chịu cho người đọc.

Những điểm có thể cải thiện của bài viết trên:

  • Tham khảo thêm nguồn: Có thể tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia ẩm thực, các công thức nấu ăn từ các nguồn uy tín khác để tăng tính đa dạng và độ tin cậy của thông tin.
  • Sử dụng video: Việc bổ sung video hướng dẫn trực quan sẽ giúp người đọc dễ hình dung hơn về các bước thực hiện.
  • Phân tích hương vị: Có thể thêm phần phân tích về hương vị của món ăn, sự kết hợp hài hòa giữa các gia vị để giúp người đọc hiểu rõ hơn về món ăn.

Có thể thấy, bài viết của Điện máy Xanh về cách làm sườn nướng ngũ vị đã đáp ứng khá tốt các tiêu chí của EEAT. Nội dung chi tiết, hình ảnh đẹp, cùng với uy tín của thương hiệu đã giúp bài viết này thu hút được nhiều lượt xem và được người dùng tin tưởng. Qua bài viết này, mong bạn sẽ hiểu hơn EEAT là gì. Từ hướng dẫn viết content SEO tiêu chuẩn EEAT. Bạn tạo ra những nội dung có giá trị và hiển thị top đầu trên thanh công cụ tìm kiếm. Thachlamcontent chúc bạn thành công.

Tham khảo:

Backlink là gì? Những dạng backlink chất lượng Seoer hay dùng?

Organic Traffic là gì? Những Cách Tăng Traffic Hiệu Quả 2024

Bật Mí Cách Xác Định Search Intent: Thấu Hiểu Ý Định Mua Hàng Của User

Bạn đã sẵn sàng khám phá thêm những tiềm năng của content trong việc xây dựng chiến lược marketing của doanh nghiệp mình?

Hãy để Thạch tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp bạn tạo ra những nội dung độc đáo, tối ưu SEO và mang lại hiệu quả chuyển đổi.

DỊCH VỤ CONTENT SEO & CONTENT ĐA KÊNH

Tác giả: Đô Nguyễn

Xem thêm bài viết của tác giả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *