Từ 1 Freelancer chuyên “ăn cắp” ý tưởng đến nhà sáng tạo kiếm ngàn đô hàng tháng

tu-an-cap-den-sang-tao-kinh-nghiem-content-freelancer
Reading Time: 7 minutes

Mong rằng bài viết chia sẻ hành trình “từ ăn cắp đến sáng tạo” này sẽ mang đến cho bạn nhiều kinh nghiệm và động lực để theo đuổi sự nghiệp tự do.

Xuất phát điểm của mình là một sinh viên trái ngành tự “rẽ hướng, mò đường” để làm một content freelancer và phải trải qua biết bao chông gai để có thể chạm đến mức thu nhập hơn 20 triệu đồng/ tháng. Dưới đây là câu chuyện về hành trình làm content từ con số 0 của mình.

Hành trình “lên bờ xuống ruộng” tìm hướng đi

Ra trường với tấm bằng giỏi ngành Quản trị Kinh doanh, mình bén duyên với nghề content như một cú rẽ hướng đột ngột. Tất cả vì một lý do đơn giản, mình nghĩ rằng content có thể là một hướng đi lâu dài nếu như mình muốn trở thành một freelancer. Xa hơn nữa, mình sẽ dùng content để xây dựng cộng đồng online phục vụ mục đích kinh doanh sau này.

Câu chuyện làm STND của 1 content freelancer.
Câu chuyện làm STND của 1 content freelancer.

Trở thành ‘kẻ ăn cắp‘ với công việc sáng tạo đầu tiên

Do chưa có kinh nghiệm nên mình chấp nhận mức lương 6 triệu, chủ yếu làm để học việc là chính. Song song với đó, ngoài giờ làm tại công ty thì mình cũng xây dựng riêng một Fanpage chủ đề giải trí để tự trau dồi cách làm nội dung.

Do thời gian eo hẹp nên chỉ 20% nội dung là mình tự làm, còn lại là mình đi reup nội dung trên TikTok hoặc lấy từ các bên khác và đăng lên Reels. Fanpage lúc đó cũng chỉ lẹt đẹt vài follow xin xỏ từ bạn bè. 

Tuy nhiên sau khi trải nghiệm thực tế, mình đã nhận ra rằng làm việc mà không có nền tảng kiến thức là một điều không hề dễ dàng. Khi đi làm, mình liên tục bí idea, viết lan man, trễ deadline, trái yêu cầu của sếp & client. Cho tới khi công ty quyết định cắt giảm nhân sự, mình cũng là người đầu tiên trong danh sách bị cho thôi việc.

Chuyện bị sa thải, thù lao bèo bọt... là thứ 'như cơm bữa'.
Chuyện bị sa thải, thù lao bèo bọt… là thứ ‘như cơm bữa’.

 

Sau khi bị đá khỏi công ty, mình từng rất hoang mang rằng “Liệu bản thân có thực sự phù hợp với nghề content không?”

Tuy nhiên, ông trời cũng không triệt đường sống của mình. Đúng 2 tuần sau khi nghỉ việc, Fanpage của mình bỗng ăn đề xuất mạnh mẽ, sau đó tăng lên hơn 150k follow chỉ sau vài tháng.

Lúc đó Facebook mới ra mắt tính năng Reels nên page mình được ưu tiên đề xuất và tăng trưởng rất nhanh. Nhờ sự hướng dẫn của ông anh họ chuyên làm affiliate mà tháng đó mình kiếm được khoảng 11 triệu từ việc gắn link, bẫy cookie. 

Nhưng có một điều hơi xấu hổ đó là đa phần các nội dung được đề xuất từ vài chục ngàn đến vài triệu người: chủ yếu là các video “đi mượn” trên TikTok, còn các nội dung do mình tự sáng tạo ra thì chẳng mấy ai ngó ngàng. 

Từ ăn cắp đến sáng tạo: Lãnh “hậu quả đầu tiên”

Kiếm tiền ngon nghẻ được khoảng 3 tháng thì page mình liên tục bị ăn “gậy” bản quyền, bị nhiều bên report nên bị Facebook xóa sổ. Sau đó thì mình vẫn tiếp tục ở nhà và xây dựng một loạt page mới, vẫn là đi reup nội dung trên TikTok. Điều đáng buồn là sau khoảng 3, 4 tháng, chẳng có page nào hơn 1000 người follow. 

Nguồn tiền tiết kiệm trước đó đã dần cạn kiệt chỉ vài tháng sau khi mình làm tại nhà không ra kết quả. Cuối cùng, mình bèn lặn ngụp trên các group để tìm việc làm cộng tác viên viết content. Hầu hết các job đều đưa ra mức thù lao rất bèo bọt. Mình vỡ mộng tập 2 và tự hỏi “chả lẽ bây giờ người người, nhà nhà làm content nên giá trị chất xám “rẻ mạt” vậy sao? Thôi thì tạm chấp nhận làm kiếm tiền và trau dồi kinh nghiệm trước đã”.

Với kinh nghiệm tự xây dựng Fanpage hơn 150k follow từ con-số-0, mình thừa tự tin khi xây Fanpage cho một thẩm mỹ viện.

Nội dung phờ-lóp, kém thu hút khách hàng cũng là thách thức khiến content creator 'chùn chân' với công việc.
Nội dung phờ-lóp, kém thu hút khách hàng cũng là thách thức khiến content creator ‘chùn chân’ với công việc.

Cuối cùng, mình cũng đành ngậm ngùi nhìn đối tác rời đi chỉ sau 2 tuần làm việc. Sau đó mình cũng bắt đầu tìm thêm một vài job content khác, nhưng tất cả cũng chỉ gắn bó với mình trong những khoảng thời gian ngắn ngủi. 

Mình đã quá tự mãn khi nghĩ rằng những nội dung mình thấy hay thì khán giả chắc chắn sẽ thích.

Chưa bao giờ mình nghiêm túc dành thời gian để nghiên cứu và phân tích chân dung khách hàng mục tiêu. Mình cũng nhận ra rằng hóa ra trước giờ mình chỉ giỏi đi copy & paste (hay gọi là ‘ăn cắp’ đấy), chứ chưa bao giờ tự sáng tạo content nào “ra hồn” cả. 

“Sau rất nhiều lần thất bại liên tục kéo đến, mình tự thấy rằng con đường làm content theo kiểu “ăn xổi” này không phải là cách làm ổn định lâu dài.

Việc nhận job viết content với mức thù lao chỉ từ 30k một bài chưa bao giờ là điều mình mong muốn. Còn nếu như mình tiếp tục làm reup video thì sao? Mình cũng chẳng thể hãnh diện khi mang tiếng ăn cắp chất xám của người khác. 

Cuối cùng, mình đã chấp nhận bỏ đi cái tôi to đùng để học lại nghề content từ con số 0. Mình học từ kiến thức sơ đẳng nhất về content marketing; cho đến cách lên chiến lược, lập kế hoạch triển khai, sản xuất nội dung hoàn chỉnh để nhận các dự án freelance lớn.

Bên cạnh đó, mình cũng học cách sáng tạo và phát triển nội dung cho Fanpage, TikTok cá nhân – để sau này biết đâu còn có thể phát triển thêm mảng kinh doanh riêng.

Về sau này, khi đã có được thành tựu ban đầu và đủ tự tin để theo đuổi con đường mình muốn, mình mới nghiệm lại rằng thực ra việc ‘chôm chỉa’ từ những nhà sáng tạo xuất sắc khác không xấu. Nó chỉ xấu khi mình bê nguyên xi chất xám của người khác vào content của mình rồi ‘nhận vơ’ đây là 100% thành quả do mình làm ra.

Pablo Picasso từng nói: “Nghệ thuật là trộm cắp, người sáng tạo hãy cứ chôm chỉa đi”.

Từ ăn cắp ban đầu, học hỏi cách làm của người khác rồi sáng tạo, mix and match theo góc nhìn, theo cảm nhận của bản thân. Quá trình này đã được những thiên tài sáng tạo áp dụng thành công. Vì vậy, mình hy vọng rằng bạn sẽ không quá khắc nghiệt, hay ép buộc bản thân mình phải ‘thực sự nghĩ ra cái mới mẻ chưa ai làm ra’ khi bắt đầu hành trình nghề nghiệp này.

Hãy cho phép mình trở thành tay trộm, trải nghiệm rồi điều chỉnh cách làm dần. Cuối cùng là xác định bản sắc riêng của bạn và đưa chúng vào tất cả những sản phẩm bạn làm.

Flex thành quả sau 1.5 năm liên tục vấp ngã và tự đứng dậy 

Hiện tại mình đã trở thành một nhà sáng tạo nội dung độc lập với mức thu nhập khoảng trên dưới 20 triệu đồng/ tháng.

Sở hữu thu nhập tốt từ nghề làm nội dung buộc bạn phải nâng cấp bản thân mình rất nhiều.
Sở hữu thu nhập tốt từ nghề làm nội dung buộc bạn phải nâng cấp bản thân mình rất nhiều.

Bằng việc sở hữu một cộng đồng khá lớn (tổng follow trên kênh Tiktok và Fanpage khoảng hơn 50,000 người), dĩ nhiên mình cũng có thể phát triển thêm mảng bán hàng.

Tuy nhiên, mình lại không có kinh nghiệm và tố chất để làm kinh doanh. Hiện tại mình chỉ đang chuyên về làm nội dung và vẫn kiếm được nguồn thu đều đặn từ công việc này. Thôi thì mình mạnh cái gì thì cứ phát triển cái đó thật tốt đã. 

Có thể mức thu nhập của mình hiện tại chưa là gì so với rất nhiều bạn freelancer ngoài kia.

Vì mình biết có những bạn thu nhập lên tới vài trăm củ hàng tháng chỉ bằng việc sáng tạo nội dung trên mạng xã hội. Nhưng chí ít thì đó cũng là một bước tiến nhảy vọt so với chính mình khoảng một năm rưỡi trước.

Mình đã học gì để đạt được thành quả như hiện tại?

“Nếu như ai đó hỏi mình bí quyết thì mình chỉ chia sẻ rằng thành công của mình dựa trên 20% là sự nỗ lực, 80% còn lại là do may mắn. May mắn đó là THẤT BẠI đến đúng thời điểm, để mình nhận ra cách làm ban đầu sai sót, và bắt đầu lại kịp thời”.

Mình cũng rất chăm chỉ lên các group dạy viết để học hỏi kinh nghiệm, tham gia kha khá các khóa học về content marketing và đã từng mất tiền n.g.u không ít lần. 

Tuy nhiên, có một khóa học mà mình rất tâm đắc và cảm thấy phù hợp với những người trái ngành, người chưa có kiến thức và kinh nghiệm nhưng muốn theo đuổi con đường trở thành một nhà sáng tạo độc lập, hoặc tự kinh doanh riêng SPDV. Bạn có thể tham khảo khóa CONTENT CREATION FOR NEWBIE SOLO-WORKERS của anh Thạch Trần.

 

Mình còn học được cách nghiên cứu khán giả mục tiêu, đặt ra và giải quyết các bài toán marketing – branding cho các doanh nghiệp số quy mô nhỏ. Cách tạo lập mô hình kinh doanh trực tuyến từ chính chất xám và kinh nghiệm của bản thân.

Bài viết này mục đích không phải là khoe khoang. Chỉ đơn giản là mình muốn chia sẻ câu chuyện này và truyền động lực tới các bạn đang có ý định theo đuổi nghề freelancer, solo-preneur; từng thất bại nhiều lần và… đánh mất niềm tin vào bản thân, giống như mình. 

Mọi thành công đều có công thức của nó. Từ ăn cắp đến sáng tạo: đó là một hành trình gần như newbie sáng tạo nào cũng sẽ cần đi qua. Để bạn nhận ra giá trị của sự sáng tạo và có cái nhìn đúng về quá trình làm nghề.

Tác giả: Nhung Phan

Xem thêm bài viết của tác giả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *