Công thức AIDA là gì?
Hướng dẫn cách áp dụng công thức content AIDA
1. Thu hút chú ý (Attention):
- Tiêu đề mạnh mẽ: Sử dụng tiêu đề gây ấn tượng, kích thích sự tò mò của độc giả.
- Sapo ‘gãi đúng chỗ ngứa’: thu hút người đọc trong 3 dòng đầu tiên
- Hình ảnh độc đáo: Sử dụng hình ảnh thu hút để làm nổi bật nội dung chính.
2. Tạo sự quan tâm (Interest):
- Một, bạn đánh vào những painpoint (nỗi đau, càng đau càng tốt) của khách hàng.
- Hai, bạn khai thác USP (điểm bán hàng độc nhất), giá trị lớn nhất mà sản phẩm dịch vụ này mang đến cho người sử dụng.
3. Thúc đẩy khao khát (Desire):
Thẩm mỹ viện Mailisa luôn chứng tỏ mình là ‘tay chơi’ rất cừ trong khâu Tiếp thị – Quảng bá hình ảnh, uy tín thương hiệu. Dù có những video tạo trend hát hò nhảy nhót rất viral, nhưng những clip review chân thực về dịch vụ như thế này mới giúp Mailisa thu về nhiều khách hàng sử dụng, tin dùng dịch vụ.
4. Kêu gọi hành động (Action):
Lưu ý khi viết content theo công thức AIDA:
- Ngôn ngữ dễ hiểu: Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu để không làm mất đi sự quan tâm.
- Tối giản: Tránh sử dụng quá nhiều từ ngữ phức tạp, giữ cho nội dung ngắn gọn và hấp dẫn.
- Định rõ mục tiêu: Hãy xác định rõ mục tiêu của bạn và tập trung vào việc thuyết phục độc giả.
Ví dụ về content công thức AIDA số 1: Sản phẩm gà ăn liền
Ví dụ viết conent công thức AIDA số 2: Khóa học Sáng tạo Nội dung cho newbie làm độc lập
Đề bài, SPDV, hay tệp khách hàng có ‘khó xơi’ đến đâu chăng nữa, bạn hoàn toàn có thể chẻ nhỏ vấn đề và giải quyết từng chút một qua các bài viết của mình. Và AIDA sẽ giúp bạn làm được điều đó, thật đơn giản mà hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này, các newbie creators, các bạn freelancers sẽ không còn gặp tình trạng “bí content” trong tương lai nữa nhé!
Một số ví dụ về công thức content AIDA khác
1. Video TikTok – Sản phẩm tranh mica dán tường
A – Attention (Thu hút):
- Tiêu đề: “Biến căn phòng nhàm chán thành tác phẩm nghệ thuật chỉ trong 1 nốt nhạc “
- Hình ảnh mở đầu: Một đoạn video ngắn tua nhanh quá trình dán tranh mica lên tường, tạo hiệu ứng “wow”.
- Âm nhạc: Chọn một bản nhạc trending, sôi động và phù hợp với độ tuổi của đối tượng mục tiêu.
I – Interest (Quan tâm):
- Nội dung:
- Đưa ra các vấn đề mà khách hàng thường gặp phải: “Bạn cảm thấy nhàm chán với những bức tường trắng? Muốn tạo điểm nhấn cho không gian sống nhưng không biết bắt đầu từ đâu?”
- Giới thiệu về tranh mica dán tường: “Tranh mica dán tường là giải pháp hoàn hảo để biến căn phòng của bạn trở nên độc đáo và ấn tượng.”
- Hiệu ứng: Sử dụng các hiệu ứng chuyển cảnh mượt mà, text overlay nổi bật để tăng tính hấp dẫn.
D – Desire (Khao khát):
- Hiển thị sản phẩm: Chọn những mẫu tranh mica đẹp mắt, đa dạng về màu sắc và chủ đề.
- Ưu điểm: Nhấn mạnh các ưu điểm của tranh mica như dễ dán, bền màu, đa dạng mẫu mã, phù hợp với mọi không gian.
- Khách hàng hài lòng: Thêm đoạn video ngắn của khách hàng chia sẻ cảm nhận sau khi sử dụng sản phẩm.
A – Action (Hành động):
- Lời kêu gọi hành động: “Nhanh tay đặt hàng ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn!”
- Thông tin liên hệ: Hiển thị rõ ràng số điện thoại, website hoặc link Shopee.
- Hashtag: Sử dụng các hashtag liên quan như #tranhmicadan tường, #nộithất, #decor, #homestyle.
2. Bài viết website – Ngành home decor
A – Attention (Thu hút):
- Tiêu đề: “Thay đổi diện mạo căn nhà chỉ với một bức tranh mica dán tường”
- Mở đầu: Đưa ra một câu hỏi gợi mở hoặc một câu chuyện ngắn liên quan đến việc trang trí nhà cửa.
I – Interest (Quan tâm):
- Nội dung:
- Giới thiệu về tranh mica dán tường một cách chi tiết, từ chất liệu, ưu điểm đến các loại mẫu mã.
- Đưa ra các giải pháp cụ thể cho các vấn đề mà khách hàng thường gặp phải khi trang trí nhà cửa.
- Hình ảnh: Chèn các hình ảnh chất lượng cao, rõ nét về các sản phẩm tranh mica.
D – Desire (Khao khát):
- Tạo cảm xúc: Sử dụng những từ ngữ gợi cảm, ví dụ như “sang trọng”, “độc đáo”, “ấn tượng” để miêu tả sản phẩm.
- Tạo sự khan hiếm: “Số lượng có hạn, nhanh tay sở hữu ngay!”
- Chứng minh xã hội: Đưa ra các đánh giá tích cực từ khách hàng.
A – Action (Hành động):
- Lời kêu gọi hành động: “Đặt hàng ngay hôm nay để nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn!”
- Nút mua hàng: Đặt nút “Mua ngay” hoặc “Liên hệ” ở vị trí dễ thấy.
3. Nội dung email – Ngành giáo dục
A – Attention (Thu hút):
- Dòng chủ đề: “Con bạn đã sẵn sàng khám phá thế giới xung quanh chưa?”
- Mở đầu: “Kính gửi Quý phụ huynh,…”
I – Interest (Quan tâm):
- Nội dung:
- Giới thiệu về tầm quan trọng của việc giáo dục sớm cho trẻ.
- Đưa ra các bằng chứng khoa học về hiệu quả của việc sử dụng tranh ảnh trong quá trình học tập của trẻ.
D – Desire (Khao khát):
- Sản phẩm: Giới thiệu các bộ tranh giáo dục dành cho trẻ em, ví dụ như bảng chữ cái, con số, động vật.
- Lợi ích: Nhấn mạnh những lợi ích mà sản phẩm mang lại cho sự phát triển của trẻ như: tăng khả năng nhận biết, kích thích trí tò mò, rèn luyện tư duy…
A – Action (Hành động):
- Lời kêu gọi hành động: “Đăng ký ngay để nhận bộ sản phẩm mẫu miễn phí!”
- Khuyến mãi: Đưa ra các ưu đãi đặc biệt cho khách hàng đăng ký sớm.
- Thông tin liên hệ: Cung cấp đầy đủ thông tin liên hệ để khách hàng dễ dàng đặt hàng.\
Tham khảo các công thức viết văn bản quảng cáo khác: BAB, FAB, PAS, ACCA
Tác giả: Thạch Trần
- Mô hình Paid Owned Earned trong Marketing: Solo-startup ứng dụng thế nào?
- [Phải đọc] Kế Hoạch Xây Kênh TikTok Cho Người Bắt Đầu Nhận Dự Án Làm Content Video Ngắn
- Cách tạo CV Freelancer nhanh, đẹp, chuyên nghiệp trong 10 phút bằng Canva
- Brand Voice là gì? Tips giúp thương hiệu của bạn nổi bật
- Content vi phạm chính sách Facebook 2024 – Solo-er cần biết để lên Camp