Tìm công việc Freelancer cho người mới bắt đầu: Hướng dẫn chi tiết

tim-cong-viec-freelancer-cho-nguoi-moi-bat-dau-huong-dan-chi-tiet
Reading Time: 6 minutes

Freelancer (làm việc tự do) mang lại cơ hội tuyệt vời đến cho các bạn trẻ muốn làm chủ thời gian và công việc của mình. Với những đặc quyền hấp dẫn như vậy, ngành công nghiệp làm việc tự do đang ngày càng phát triển đặc biệt là tại thị trường Việt Nam. Vậy làm thế nào để có được công việc freelancer cho người mới bắt đầu? Cùng Thạch làm content đi qua 04 bước để bắt đầu sự nghiệp freelancer nhé.

Tìm kiếm đối tượng khách hàng tiềm năng

Bây giờ bạn có một dịch vụ để cung cấp, bạn sẽ cần tìm đối tượng khách hàng tiềm năng. Bắt đầu bằng cách xác định loại khách hàng nào sẽ phù hợp với dịch vụ của bạn. Những khách hàng này có một vấn đề chung và đặc điểm chung hay không? Họ có ở trong một ngành cụ thể không?

Là người mới bắt đầu tìm kiếm công việc freelancer, chỉ đơn thuần giỏi những gì bạn làm là chưa đủ để khách hàng tự động tìm đến bạn. Điều quan trọng là bạn phải định vị bản thân trước các khách hàng tiềm năng, để họ muốn được tìm hiểu thêm về dịch vụ bạn cung cấp.

Đối với hầu hết các freelancer, thường có 03 cách để có được khách hàng:

  • Đăng tải hồ sơ, portfolio trên các trang việc làm tự do như Upwork/ Toptal/ Fiverr.

Tìm hiểu thêm các trang web freelancer cho người mới bắt đầu.

  • Tận dụng hết các mối quan hệ xã hội, trên các cộng đồng, trong đời sống… của bạn.
  • Xây dựng thương hiệu cá nhân để quảng bá dịch vụ của bạn trên MXH.

Việc sử dụng nhuần nhuyễn các cách trên chính là kim chỉ nam giúp bạn tìm được khách hàng tiềm năng.

Biết cách định giá cho dịch vụ của bạn

Khi bạn đã xác định rõ ràng dịch vụ bạn cung cấp tốt nhất & thị trường mục tiêu, đây là thời điểm để đặt mức giá phù hợp với năng lực bản thân. Mục tiêu là tối đa hóa số tiền bạn được trả mà không bị mất đi công việc tiềm năng.

Hãy bắt đầu bằng cách xem xét đối thủ cạnh tranh của bạn trên thị trường. Họ đang tính phí dịch vụ freelancing như thế nào? Những freelancer mới đăng tải hồ sơ lên các trang việc làm tự do, hay những người mới tìm được khách hàng đầu tiên: họ tính phí theo giờ/ theo dự án như thế nào?

cac-cach-dinh-gia-cong-viec-freelancer-cho-nguoi-moi-bat-dau
Các cách định giá dịch vụ content creation, writing… phổ biến dành cho newbie freelancer.

Trên thực tế, không có công thức hoàn hảo nào để định giá các dịch vụ freelancer.

Có thể liệt kê nhiều biến số tác động đến số tiền mà khách hàng sẵn sàng chi trả:

  • Kinh nghiệm của bạn
  • Lĩnh vực
  • Độ khó của dự án
  • Thời gian thực hiện dự án
  • Tính khẩn cấp của dự án
  • Kết quả sản phẩm bàn giao

May mắn thay, các trang web freelancer hiện giờ như Upwork/ Total/ Fiverr có một số công cụ hữu ích hướng dẫn bạn cách thức định giá các dịch vụ freelancing của mình. Để biết thêm thông tin, hãy xem 2 mô hình định giá chính mà những người mới bắt đầu công việc freelancer hay sử dụng: định giá theo giờ và định giá theo dự án (cố định).

tham-khao-muc-gia-goi-y-tu-upwork-khi-ban-bat-dau-tim-cong-viec-freelance
Tham khảo công thức, mức giá gợi ý từ Upwork khi bạn bắt đầu tìm việc tự do trên nền tảng này.

Hãy chọn một mức theo bạn là thoải mái để bắt đầu công việc freelance. Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh mức giá của mình theo thời gian và khi tay nghề bạn đã cứng cáp hơn.

Tạo hồ sơ sáng tạo (portfolio) hấp dẫn khách hàng

Tạo một portfolio hấp dẫn là bước không thể thiếu để trở thành một freelancer thành công về cả thương hiệu và thu nhập. Là một người làm việc tự do, các sản phẩm của bạn thể hiện chất lượng công việc của bạn. Bằng cách giới thiệu những thành tích trong portfolio bạn thể hiện – chứ không chỉ huyên thuyên với khách hàng rằng bạn có khả năng làm được những gì.

Portfolio của bạn nên làm nổi bật thành tích, lợi ích bạn đem lại cho dự án dựa trên mục tiêu của khách hàng (ví dụ, bạn là content creator và dự án của bạn mang lại lượt tăng trưởng về mặt người theo dõi – tương tác – traffic… cho brand như thế nào), hơn là liệt kê một hàng dài các task bạn đã hoàn thành.

Một portfolio ổn áp cho người mới bắt đầu ứng tuyển công việc freelancer là ghi lại những dự án cá nhân (đối với content creator, đó có thể là 1 fanpage, 1 blog, 1 kênh TikTok… bạn tự làm).

Những dự án bạn từng đảm nhiệm thời còn đi học, cho các tổ chức Đoàn hội hoặc những ‘đề bài’ bạn tự đặt ra trong quá trình tự học – tự nghiên cứu để chuẩn bị cho công việc sáng tạo nội dung… cũng là những gợi ý hay.

Với người mới bắt đầu chuyển sang làm việc tự do, chắc chắn quãng thời gian trước khi có được dự án đầu tay luôn là giai đoạn thử thách nhất. Hãy kiên nhẫn, luôn cầu thị học hỏi và ‘sẵn sàng sai’: Điều mà các client tìm kiếm ở 1 newbie freelancer.

Nguyên tắc trình bày các dự án là: càng chi tiết, càng nhiều hình ảnh, số liệu càng thuyết phục hơn.

website-blog-cua-ban-la-mot-noi-luu-tru-va-show-off-thanh-qua-trong-cong-viec-content-writing-rat-hieu-qua-day
Blog/ Website là 1 nguồn hiệu quả để lưu trữ, “show off” thành tựu làm sáng tạo tạo nội dung cho các content freelancer.

Hãy cập nhật nó mỗi 2 – 3 tháng một lần để portfolio show-off được những năng lực và thành tích mới nhất của bạn.

Là người tìm kiếm công việc freelancer chất lượng, đừng quên xây dựng mối quan hệ tuyệt vời với khách hàng

Là một freelancer, bạn phải biết phát triển các mối quan hệ làm việc tích cực với khách hàng của bạn. Những người làm việc tự do thành công tích cực thiết lập mối quan hệ với khách hàng, và họ có thể tái ký hợp đồng với những dự án tiếp theo mà không tốn quá nhiều nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới.

Xây dựng mối quan hệ đối tác lâu dài sẽ là một kênh referral cực kỳ hữu ích cho freelancer.

Với người mới bắt đầu công việc freelancer, những điểm lưu ý để bạn  tạo được ấn tượng và duy trì quan hệ tốt với khách hàng:

  • Hoàn thành công việc xuất sắc: Performance của bạn là yếu tố tiên quyết để khách hàng đánh giá và quyết định có những lần hợp tác tiếp theo hay không.
  • Giao tiếp với khách hàng hiệu quả: Luôn available và lắng nghe những yêu cầu từ khách hàng là chìa khóa xây dựng mối quan hệ kinh doanh bền chặt.
  • Đảm bảo KPI và tiến độ công việc: Bàn giao sản phẩm chất lượng đúng thời hạn – sẽ luôn là thử thách cho những ai mới bắt đầu bước chân vào con đường hoạt động tự do.
  • Không ngừng nâng cấp bản thân: Xác định đâu là những điểm cần cải thiện, sáng tạo các giải pháp mới (thậm chí dịch vụ mới) để luôn tạo sự bất ngờ và hài lòng cho khách hàng của bạn.

Bằng cách follow theo các bước trên, hành trình tìm kiếm công việc freelancer cho newbie sẽ không còn khó khăn. Bạn đã sẵn sàng để bắt đầu tìm kiếm một công việc freelance vào 2024 để theo đuổi cuộc sống tự do chưa?

Tác giả: Mạnh Phạm

Xem thêm bài viết của tác giả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *