Nghĩ ra một tagline tuyệt vời không bao giờ dễ dàng. Đó là một quá trình tiêu tốn thời gian và sự vận động não lặp đi lặp lại. May mắn thay những nhà khoa học trên khắp thế giới đã khám phá ra những bí mật để tạo ra một tagline hấp dẫn. Bài viết này sẽ phân tích những yếu tố để tạo lên một tagline và các bước để tạo ra nó từ A-Z. Cùng Thạch làm Content khám phá ngay thông tin dưới đây!
Tagline là gì?
Theo định nghĩa trong quyển sách Designing Brand Identity, Tagline là một câu ngắn gọn được tạo ra để tạo dấu ấn mạnh mẽ trong tâm trí người tiêu dùng, giúp họ ghi nhớ đến thương hiệu mỗi khi bắt gặp Tagline đó, nhờ đó bạn có thể định vị được sản phẩm của công ty mình trong thị trường kinh doanh đầy biến động.
Cụm từ tagline thường được chúng ta sử dụng để thay thế cho slogan, tuy nhiên đây là 2 cụm từ có khái niệm khác nhau:
- Dùng để đại diện cho một thương hiệu
- Slogan thường được sử dụng cho một sản phẩm cụ thể hoặc campaign
Điều gì tạo nên một “Catchy Tagline”?
Một thương hiệu thường tập trung vào việc tạo ra một tagline có những yếu tố:
- Đáng nhớ
- Liên kết với thương hiệu
- Tạo thiện cảm
Một số loại tagline thường gặp:
Tagline mô tả: Là loại tagline làm nổi bật giá trị của một doanh nghiệp khi truyền thông đến công chúng. Giới thiệu, mô tả, sản phẩm, thương hiệu, lợi ích bằng những từ ngữ đơn giản, nhưng sâu sắc. Ví dụ: Walmart’s – Save money. Live better; Biti’s – Biti’s, nâng niu bàn chân Việt.
– Tagline mệnh lệnh: Loại tagline mang tính bắt buộc, thường chứa động từ, có yếu tố yêu cầu hành động. Ví dụ: Nike – Just Do It; YouTube – Broadcast Yourself; Coca-Cola – Open Happiness.
– Tagline khơi gợi: Loại tagline mang đến những lợi ích, khơi gợi khả năng. Ví dụ: Adidas – Không thể là không có gì; Under Armour – Tôi sẽ; Dove – Bạn đẹp hơn bạn nghĩ.
– Tagline cụ thể: Loại tagline này có cách thức thể hiện, tiết lộ sản phẩm rất khéo, khiến người xem cảm thấy ấn tượng. Nó làm nổi bật hình ảnh của sản phẩm, dịch vụ hay lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ: Olay’s – Love the skin you’re in.
– Tagline nghi vấn: Thông qua những câu hỏi để tạo ra tagline kích thích nhu cầu, kích thích hành động cho khách hàng. Ví dụ: The California Milk Processor Board’s Got Milk?
– Tagline so sánh: Đây là loại tagline có mức độ so sánh cao nhất, hướng sự khẳng định trong một lĩnh vực kinh doanh nhất định của doanh nghiệp. Ví dụ: Budweiser – The king of beers; BMW – The ultimate driving machine.
Cách viết nên 1 tagline thu hút
Viết tagline là một trải nghiệm rất thú vị. Tuy nhiên có một số điều bạn cần phải lưu ý khi bắt đầu công việc này:
- Hãy để bản thân có đủ thời gian và không gian đắm chìm vào công việc
- Hiểu rõ về brand của bạn (mục đích, tầm nhìn, nhiệm vụ và giá trị)
Bước 1: Nắm bắt đúng đối tượng khách hàng
Tương tự như tất cả các hoạt động Marketing khác, để có hiệu quả khi viết tagline thì bạn phải xác định được đối tượng mục tiêu của mình là ai. Nắm bắt được đối tượng khách hàng có thể giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo ra tagline có thông điệp phản ánh đúng tiêu chí và tiếng nói của doanh nghiệp.
Bước 2: Xác định từ khóa chính
Bạn cần lập một danh sách các từ khóa có liên quan đến thương hiệu và ngành nghề của bạn. Hãy đưa ra nhiều câu Tagline nhất có sử dụng những từ khóa đó và đưa ra lựa chọn thông qua việc tham khảo ý kiến từ đồng nghiệp hoặc tham vấn các đối tác có chuyên môn để tinh chỉnh ý tưởng một cách hoàn hảo hơn.
Bước 3: Tập trung vào những lợi ích mang lại cho khách hàng
Tagline cần phải có nội dung truyền tải rõ ràng và ngắn gọn những lợi ích mà khách hàng nhận được khi họ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Đưa ra lý do tại sao nên lựa chọn thương hiệu của bạn và những kết quả mà khách hàng có được khi trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Bước 4: Đảm bảo tagline ngắn gọn và sáng tạo
Tagline được xem giống với một nhãn dán để người xem có thể nhanh chóng nắm bắt thông tin về các thành phần một cách ngắn gọn nhất. Hầu hết những khách hàng đều bị thu hút và ấn tượng bởi những câu ngắn gọn súc tích đặt hài hòa cùng với logo.của thương hiệu. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng những câu gieo vần, từ láy, đảo ngữ, câu đa nghĩa,.. dễ dàng ghi nhớ để khách hàng nhanh chóng ghi dấu vào tâm trí.
- Bitis: “Nâng niu bàn chân Việt”
- Vinamilk: “Vươn cao Việt Nam”
- VinFast: “Tinh thần Việt, tầm vóc toàn cầu”
- Vietjet Air: “Bay là thích ngay”
- FPT Shop: “Công nghệ cho mọi người”
- Shopee: “Mưa deal bão sale”
- Lazada: “Mua sắm online giá rẻ nhất”
- Gojek: “Giao hàng nhanh – giá rẻ – an toàn”
- Grab: “Giao hàng, đi xe, đặt đồ ăn, thanh toán”
Bước 5: Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu
Đừng biến Tagline thành bài toán hóc búa đối với người nghe dù mục đích thông điệp của bạn có là gì. Cần phải hạn chế tối đa việc sử dụng từ ngữ chuyên môn quá cao siêu hay khó hiểu mà hãy lựa chọn những từ ngữ thật đơn giản, dễ hiểu để khách hàng dễ dàng ghi nhớ và thấu hiểu thông điệp của Tagline là gì.
Hy vọng với bài viết này bạn sẽ có một cách nhìn sâu sắc hơn về tagline và cách nó ảnh hưởng đến thương hiệu của bạn. Khám phá thêm các bài viết về định vị thương hiệu, cách xây dựng thương hiệu cá nhân tại đây nhé!
Tác giả: Nhung Phan
- 5 Mẫu Kịch Bản Video Ngắn Về Mẹ Cảm Động, Sâu Sắc: Chạm Đến Triệu Trái Tim
- Từ khóa đuôi dài là gì? Kỹ thuật seo từ khóa Longtail Keyword
- Online Business Owner là ai? Họ kiếm thu nhập như thế nào?
- Mẫu Bài Giới Thiệu Fanpage Chất Hơn Nước Cất, Thu Hút Nhanh Chóng Hàng Nghìn Follow
- Bí ý tưởng làm content, hãy “đánh cắp” một cách văn minh, tinh tế