9+ Điều SME-er Nhất Định Phải Biết Khi Muốn Tối Ưu SEO Cho Ngành Làm Đẹp

huong-dan-toi-uu-seo-hieu-qua-cho-nganh-lam-dep
Reading Time: 13 minutes

Làm đẹp hiện là một trong những lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt bậc nhất trên thị trường. Theo báo cáo của McKinsey & Co. “Thị trường làm đẹp cao cấp và siêu cao cấp có tiềm năng đạt khoảng 40 tỷ USD vào năm 2027“. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của ngành và sự cần thiết của các doanh nghiệp trong việc tối ưu SEO để nắm bắt cơ hội thu hút khách hàng. Cùng Thạch Làm Content tìm hiểu về những điều quan trọng khi tiến hành tối ưu SEO cho ngành làm đẹp qua bài viết sau!

Hiểu đúng về việc làm SEO cho ngành làm đẹp 

SEO (Search Engine Optimization) là quá trình tối ưu hóa website nhằm gia tăng thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm. Đối với ngành làm đẹp, SEO không chỉ để website của thương hiệu lên top mà còn phần nào ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, uy tín cũng như độ nhận diện thương hiệu. Khi nói đến việc làm SEO trong web ngành làm đẹp, bạn không chỉ cần tối ưu hóa từ khóa mà còn cần phải chú trọng đến các yếu tố khác như:

  • Nội dung chuyên sâu: Với những phần chia sẻ kiến thức, thông tin hữu ích cho người đọc về sản phẩm, xu hướng hay kiến thức làm đẹp thì bạn cần ưu tiên tính chính xác, hữu ích. Bởi những thông tin này sẽ ảnh hưởng trực tiếp người đọc nên bạn cần đảm bảo nội dung chất lượng cao. 
  • Hình ảnh chất lượng: Trong ngành này, hình ảnh là yếu tố tối quan trọng. Do vậy, khi tiến hành SEO web, bạn cần chú ý đến việc sử dụng hình ảnh đẹp, chất lượng cao cũng như liên quan đến nội dung ở dưới.
  • Trải nghiệm người dùng trên trang: Khách hàng thường yêu cầu cao với trải nghiệm lướt web đối với ngành hàng này. Do vậy, bạn cần quan tâm tối ưu các yếu tố thuộc kỹ thuật trên trang để gia tăng hiệu quả của website. 
toi-uu-seo-nganh-lam-dep-3-yeu-to-chinh
3 điều cốt lõi SEO-er cho ngành làm đẹp cần chú trọng.

9+ Kỹ thuật tối ưu SEO ngành làm đẹp quan trọng bạn nên biết  

1. Thiết kế website Mobile-First và tối ưu trải nghiệm người dùng 

Hiện nay, lượng người dùng lướt web bằng điện thoại di động ngày càng gia tăng và dần chiếm đa số. Điều này càng đúng hơn với website ngành làm đẹp. Do đó, bạn nên chú trọng đến việc thiết kế website mobile-first để giữ chân người dùng và duy trì khách hàng lâu dài. Những yếu tố quan trọng bạn cần quan tâm: 

  • Chú trọng vào các yếu tố thiết kế: Hãy đảm bảo rằng website của bạn có một cấu trúc rõ ràng, logic cũng như dễ dàng tương tác với người dùng.
  • Visual Hierarchy (Hệ thống phân cấp trực quan): Ưu tiên dùng màu sắc nổi bật nhưng phù hợp với tinh thần thương hiệu, kích thước chữ ở các heading hợp lý để thu hút sự chú ý của người dùng; đồng thời đảm bảo nội dung ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu cũng như đánh trúng tâm lý khách hàng. 
  • Responsive và Adaptive Design: Bạn nên lựa chọn thiết kế phù hợp giữa responsive (tự động điều chỉnh theo kích thước màn hình) và adaptive (thiết kế cố định cho từng kích thước màn hình cụ thể).

Ngoài ra, Google cũng đánh giá trải nghiệm người dùng (UX) là yếu tố quan trọng trong việc xếp hạng một website. Nếu web của bạn có thiết kế đẹp mắt, dễ sử dụng và tải nhanh sẽ tạo được ấn tượng tốt với người dùng. Một số yếu tố cần tối ưu để nâng cao UX:

  • Tốc độ tải trang: Website của bạn cần tải nhanh, đặc biệt là trên các thiết bị di động, vì hầu hết người dùng truy cập từ điện thoại. Sử dụng công cụ như Google PageSpeed Insights để kiểm tra và tối ưu tốc độ tải trang.
  • Cấu trúc website rõ ràng: Các chuyên mục, danh mục và bài viết cần được sắp xếp hợp lý, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin.

2. Nghiên cứu từ khóa kỹ càng trước khi bắt đầu làm SEO cho ngành làm đẹp

Nghiên cứu và tạo ra bộ từ khóa phù hợp là bước đầu tiên trong việc tối ưu SEO. Theo Surfer SEO thì “3 kết quả đầu tiên trên SERPs nhận được 54% lượt nhấp chuột”. Và một trong những điều kiện tiên quyết để lên được TOP cao chính là từ khóa mà bạn triển khai. Từ khóa chính là hạt nhân của SEO. Việc lựa chọn từ khóa phải phù hợp với mục đích tìm kiếm của người dùng cũng như xu hướng của ngành. Một số lưu ý quan trọng khi nghiên cứu từ khóa : 

  • Xu hướng ngày càng chuyển dịch sang ưu tiên từ khóa dài (Long-tail keywords): Càng ngày người dùng càng tăng search những từ khóa dài với mong muốn kết quả trả về đáp ứng mong muốn tìm kiếm của họ tốt nhất. Ngoài ra, việc làm SEO từ khóa dài cũng sẽ giúp giúp bạn tiếp cận những khách hàng cụ thể hơn và giảm bớt sự cạnh tranh khi các doanh nghiệp lớn đều tập trung vào SEO từ khóa ngắn có Search Volume cao. 
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh để hoàn thiện bộ từ khóa: Khi bắt tay vào xây dựng bộ từ khóa, bạn nên dành thời gian để nghiên cứu trang web cũng như các từ khóa của đối thủ để hiểu được những cơ hội mà bạn có thể tập trung khai thác.
  • Phân tích Search Intent: Từ khóa và Search Intent luôn là hai khái niệm quan trọng bậc nhất trong SEO. Đằng sau mỗi từ khóa sẽ có một mục đích rõ ràng của người dùng. Tức là khi người dùng nhập một cụm từ khóa vào thanh tìm kiếm, họ đều có một mong muốn, nhu cầu gì đó. Đây là điều bạn cần đào sâu tìm hiểu để từ đó xây dựng nên bài viết chất lượng nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho người đọc. Về Search Intent, Thạch đã có bài viết chi tiết làm rõ nội dung này. Bạn có thể tìm đọc bài viết tại: 

3. Nội dung hữu ích là “linh hồn” của website

Thuật toán của Google liên tục cải tiến để trở nên thông minh hơn. Tuy nhiên, suy cho cùng thì cốt lõi của mọi thay đổi vẫn là mang đến cho người dùng trải nghiệm tốt hơn. Và nội dung hữu ích luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của Google. Do đó, khi tiến hành tối ưu SEO cho ngành làm đẹp, bạn cần thực sự đầu tư nghiên cứu, sáng tạo để sản xuất được nội dung thú vị, dễ tiếp cận, tính thiết thực cao cũng như độc bản. Bạn có thể tham khảo chiến lược nội dung trong SEO ngành hàng này như sau: 

  • Blog và bài viết chuyên sâu: Viết các bài blog hướng dẫn, chia sẻ kiến thức về chăm sóc sắc đẹp, xu hướng làm đẹp mới, đánh giá sản phẩm hoặc hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm.
  • Video và hình ảnh: Những bài viết có chứa video, hình ảnh đẹp sẽ dễ dàng thu hút sự chú n.ý hơ Đặc biệt, bạn có thể sử dụng hình ảnh trước và sau khi sử dụng sản phẩm để chứng minh hiệu quả thực tế.
  • Content tương tác: Các bài viết dạng Q&A, khảo sát, hoặc các bài đăng trên mạng xã hội sẽ giúp gia tăng mức độ tương tác với người dùng, từ đó cải thiện SEO.

4. Tối ưu hình ảnh cho SEO

Bên cạnh nội dung dạng văn bản, hình ảnh cũng là yếu tố quan trọng bậc nhất với web ngành làm đẹp. Do đó, bạn cần đảm bảo hình ảnh có chất lượng cao, sắc nét và đồng nhất với nhau. Ngoài ra, hình ảnh trên trang web cũng cần được tối ưu một số yếu tố kỹ thuật nhằm giảm thời gian tải trang cũng như cải thiện trải nghiệm người dùng, tăng khả năng hiển thị trên các công cụ tìm kiếm. Cụ thể một số công việc bạn cần làm 

  • Đặt tên cho file hình ảnh: Sử dụng tên hình ảnh mô tả rõ ràng, bao gồm các từ khóa liên quan, ví dụ: “son-mau-do-cao-cap.jpg”.
  • Sử dụng Alt Text: Viết mô tả ngắn gọn và có từ khóa cho mỗi hình ảnh, ví dụ: “son môi màu đỏ cho làn da sáng”.
  • Tối ưu kích thước ảnh: Sử dụng các công cụ như Photoshop hoặc TinyPNG để giảm dung lượng ảnh mà không làm giảm chất lượng. 

5. Cấu trúc URL thân thiện với người dùng 

Để SEO hiệu quả, cấu trúc URL cần phải dễ hiểu và dễ nhớ. Các URL đơn giản giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu và thu thập dữ liệu từ trang web của bạn, đồng thời tạo ấn tượng tốt với người dùng.

  • Giữ URL đơn giản và có chứa từ khóa: Tránh sử dụng các ký tự không cần thiết hoặc mã hóa trong URL. Ví dụ: “https://website.com/kem-duong-da-cho-da-kho” sẽ tốt hơn “https://website.com/?id=12345”.
  • Sử dụng chữ thường: Tránh sử dụng chữ hoa trong URL để tránh gặp phải vấn đề về phân biệt chữ hoa và chữ thường trên một số máy chủ.

6. Tăng cường liên kết nội bộ (Internal Link)

Liên kết nội bộ giúp Google hiểu được cấu trúc trang web cũng như giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm được nội dung liên quan. Nếu bạn có được mô hình Internal Link chất lượng, thứ hạng trang web từ đó cũng sẽ được cải thiện. Một số gợi ý để làm liên kết nội bộ tốt hơn: 

  • Tạo liên kết đến các link tốt: Bạn nên ưu tiên liên kết bài viết mới đến các trang có lượt truy cập cao cũng như nội dung chất lượng để giúp nâng cao thứ hạng cho các trang khác trong website.
  • Tạo Pillar Pages: Hãy tạo cấu trúc trang web sao cho logic và dễ đọc với người dùng. Theo đó, trang chủ đề chính (pillar pages) sẽ cung cấp thông tin tổng quan về các chủ đề lớn rồi từ đó bạn dẫn dắt người đọc đến các bài viết chuyên sâu hơn.
  • Đặt liên kết nội bộ trong nội dung bài viết một cách thật tự nhiên: Trong quá trình viết bài, bạn hãy làm đồng thời việc chèn các liên kết nội bộ đến những bài viết có liên quan khác trên website. Điều này giúp người đọc dễ dàng tiếp nhận thông tin bổ sung cũng như tăng thời gian trên trang. Đồng thời, hành động này cũng giúp bot Google hiểu rõ hơn về cấu trúc và nội dung của website.

7. Xây dựng liên kết ngoài (Backlink)

Liên kết ngoài, cùng với liên kết nội bộ sẽ góp phần gia tăng độ uy tín cũng như xếp hạng của website trên Google. Theo báo cáo từ siegemedia: “Các doanh nghiệp khi tiến hành xây dựng liên kết cho chiến lược content marketing sẽ có tỷ lệ thành công cao hơn 45%”. Vì thế, hãy tối ưu Back Link bằng: 

  • Kỹ thuật Skyscraper: Là chiến lược bạn tạo ra một nội dung cực kỳ vượt trội so với mặt bằng chung, để từ đó hút backlink cũng như cải thiện thứ hạng trang web. Để có được nội dung tốt, bạn cần đầu tư nguồn lực để nghiên cứu về các xu hướng mới, tìm hiểu khách hàng cũng như dành thời gian để sáng tạo
  • Tìm kiếm các liên kết bị hỏng (Broken Link Building): Hãy sử dụng các công cụ như Ahrefs, SEMrush hoặc Screaming Frog để tìm các liên kết bị hỏng trên các website đối thủ và đề xuất thay thế chúng bằng liên kết tới trang của bạn.

8. Tối ưu phần nội dung mô tả cho sản phẩm 

Phần mô tả sản phẩm ở trang sản phẩm sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy lượt truy cập và doanh thu với web ngành làm đẹp. Thế nên khi viết mô tả sản phẩm cho SEO, hãy đảm bảo rằng nó đáp ứng đúng mục đích tìm kiếm của khách hàng cũng như chứa các nội dung mà người dùng quan tâm.

Để làm tốt phần này, bạn cần xác định từ khóa phù hợp với từng sản phẩm và tích hợp vào mô tả một cách tự nhiên. Và vì Google khuyến nghị mô tả sản phẩm dài ít nhất 300 từ nên bạn cần tối ưu sao cho phần này trở nên ngắn gọn, dễ hiểu nhưng vấn sáng tạo và hấp dẫn. Hãy tránh sao chép mô tả từ các nhà sản xuất vì điều này có thể dẫn đến bị phạt bởi Google Panda.

9. SEO địa phương rất quan trọng 

Nếu bạn sở hữu một cửa hàng làm đẹp hoặc một spa, SEO địa phương sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng ở gần. Việc tối ưu hóa cho các tìm kiếm địa phương sẽ giúp bạn thu hút lượng khách hàng tiềm năng dễ dàng hơn. Các bước SEO địa phương cho ngành làm đẹp:

  • Đăng ký Google My Business: Đây là công cụ không thể thiếu để bạn xuất hiện trong các tìm kiếm địa phương trên Google.
  • Thêm thông tin địa chỉ và số điện thoại vào website: Đảm bảo rằng khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy địa chỉ cửa hàng hoặc spa của bạn.
  • Khuyến khích khách hàng đánh giá tích cực: Các đánh giá từ khách hàng trên Google sẽ giúp tăng uy tín cho cửa hàng hoặc dịch vụ của bạn.

10. Theo dõi và đo lường hiệu quả SEO

Cuối cùng, việc theo dõi và đo lường hiệu quả của chiến lược SEO là rất quan trọng. Bạn cần kiểm tra thường xuyên để đảm bảo các chiến lược SEO của mình đang đi đúng hướng.

Công cụ theo dõi SEO:

  • Google Analytics: Đo lường lượng truy cập, tỷ lệ chuyển đổi, và hành vi của người dùng trên website.
  • Google Search Console: Theo dõi tình trạng xếp hạng của từ khóa và những cải thiện cần thiết.

Phân tích Case Study tối ưu SEO cho trang web ngành làm đẹp 

Trong ngành làm đẹp, Thạch có nghiên cứu và ấn tượng với website của Paula’s Choice: https://paulaschoice.vn/. Cùng phân tích một số điểm hay ho của trang để học hỏi nhé các SME-ers. 

1. Cấu trúc website được Silo hóa theo mục tiêu nên người đọc dễ dàng theo dõi thông tin 

Website Paula’s Choice Việt Nam triển khai cấu trúc dạng Silo SEO rất điển hình, chia thành hai tuyến chính:

  • Tuyến thương mại: Danh mục sản phẩm chia theo công dụng, thành phần, loại da và nhu cầu (điều trị mụn, dưỡng ẩm, chống lão hóa…). Đây là các trang phục vụ mục tiêu chuyển đổi.
  • Tuyến tin tức, kiến thức: Blog nội dung được phân chia theo các chuyên mục khác nhau trên trang. 

Cấu trúc này sẽ giúp:

  • Google dễ crawling, phân loại rõ ràng từng chủ đề.
  • Xây dựng topical authority trên từng nhánh nội dung.
  • Người dùng dễ tìm kiếm thông tin hơn 
  • Tối ưu khả năng internal linking và phân bổ PageRank nội bộ hiệu quả.

toi-uu-seo-cho-nganh-my-pham-case-paulas-choice

Trang này không đi theo mô hình content “dàn trải” mà lựa chọn tối ưu theo chiều sâu (depth > breadth), rất phù hợp cho lĩnh vực skincare – nơi người dùng có xu hướng tìm hiểu chuyên sâu theo từng vấn đề da cụ thể hoặc tìm các sản phẩm theo chủng loại. 

2. Nội dung ngắn gọn, chất lượng và đáp ứng Search Intent tốt

Qua quá trình tìm đọc, Thạch nhận thấy các bài viết trên trang đa phần đều có điểm chung là:

  • Nội dung ngắn gọn, đúng trọng tâm, không “kéo dài độ dài chỉ để SEO”
  • Phân tích đúng search intent của từng từ khóa: ví dụ với từ khóa “BHA là gì”, nội dung cung cấp khái niệm, tác dụng, cách dùng, lưu ý rồi mới đến sản phẩm mà không sa đà quảng cáo. 
  • Heading được triển khai theo mô hình question-based: Mỗi mục trả lời một câu hỏi. Ngoài ra, với các bài viết chuyên môn, nội dung cũng đúng hướng triển khai chuẩn E-E-A-T.
  • Các phần thông tin quan trọng được làm nổi bật bằng bold, bảng, thẻ đánh dấu, ảnh minh họa. Điều này giúp tăng tính dễ đọc và cải thiện dwell time.

toi-uu-seo-cho-nganh-my-pham-case-paulas-choice-2

Paula’s Choice không tối ưu “cho máy tìm kiếm” mà tối ưu cho người đọc thực sự. Khi người dùng cảm thấy họ nhận được giá trị từ bài viết, thời gian họ trên trang cũng sẽ kéo hơn. Từ đó, SEO đem đến kết quả bền vững hơn nhiều so với việc nhồi nhét từ khóa hay tạo nội dung hời hợt. 

3. Hình ảnh đẹp và tối ưu SEO – UX

Trang này xử lý hình ảnh theo hướng “hình minh họa thông tin” chứ không đơn thuần là hình thẩm mỹ. Cụ thể:

  • Thumb bài viết được thiết kế đồng bộ, luôn thể hiện chủ đề chính của bài. Điều này tăng CTR khi chia sẻ hoặc hiển thị qua social/link preview. Ngoài ra, người dùng khi truy cập trang web cũng dễ nắm bắt nội dung bài và có ấn tượng tốt hơn với trang. 
  • Ảnh trong bài có chất lượng cao, sắc nét và minh họa tốt cho nội dung. 
  • Ảnh sản phẩm luôn đi kèm text mô tả nhỏ để tăng khả năng ghi nhớ và tỷ lệ chuyển đổi. 

Đây là cấp độ tối ưu hình ảnh thuộc nhóm nâng cao – không chỉ xử lý về mặt tốc độ (kích thước ảnh, lazyload, alt text), mà còn sử dụng ảnh như một phần của trải nghiệm nội dung. Đây là điểm mà phần lớn website thương mại ở Việt Nam chưa làm tốt.

4. Internal link và cấu trúc anchor text đều dẫn dắt có chủ đích

Một số ưu điểm mà Thạch đánh giá Paula’s Choice đang làm tốt: 

  • Anchor text được chọn theo logic ngữ nghĩa, không nhồi từ khóa hay điều hướng ngớ ngẩn.
  • Liên kết đến các bài viết liên quan và sản phẩm trong cùng chủ đề thường là cùng cụm topical cluster.
  • Cuối bài viết luôn có section “bài viết liên quan” được chọn lọc cẩn thận, không tạo cảm giác spam link. 

toi-uu-seo-cho-nganh-my-pham-case-paulas-choice-3

Đây là mô hình internal link theo dạng “hành trình tri thức”, tức là giúp người dùng đào sâu từng bước, mỗi bước có liên kết sang phần mở rộng kiến thức. Cách này rất hiệu quả trong việc kéo dài thời gian onsite và tăng tỷ lệ chuyển đổi gián tiếp.

5. Trải nghiệm người dùng tốt

Thêm một điều khiến Thạch ấn tượng với trang này là Paula’s Choice tạo ra cảm giác rất luxury và chuyên nghiệp cho người xem. Một vài tổng kết của Thạch: 

  • Thiết kế giao diện thống nhất, tối giản nhưng sang trọng, sử dụng tone màu chuẩn branding cho giao diện web và hình ảnh. 
  • Tốc độ tải ổn định, không bị trễ ảnh hay giật khung.
  • Font chữ, spacing và điểm nhấn rất dễ đọc – tạo cảm giác chuyên gia, tin cậy, không bị “màu mè quảng cáo”.

Trải nghiệm người dùng là yếu tố vô cùng quan trọng trong chiến lược SEO. Website này thể hiện được vị thế thương hiệu thông qua cách “thể hiện nội dung” chứ không phải chỉ dựa vào số lượng.

Để tối ưu SEO cho ngành làm đẹp hiệu quả, bạn cần tập trung xây dựng một chiến lược toàn diện từ tối ưu nội dung, nâng cấp chất lượng hình ảnh đến cải thiện trải nghiệm người dùng. Để thành công trong SEO, bạn cần nắm vững các chiến lược này đồng thời biết cách áp dụng chúng một cách linh hoạt. Bên cạnh đó, quá trình làm SEO cũng cần liên tục được theo dõi để tối ưu kịp thời. Nếu bạn cần hỗ trợ xây dựng chiến lược toàn diện và triển khai một cách bài bản, liên hệ ngay với Thạch Làm Content để được hỗ trợ nhé!

Tác giả: Anh Nguyễn

Xem thêm bài viết của tác giả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *