Bài viết sẽ tổng hợp cho bạn lộ trình làm content freelancer cơ bản, tổng hợp một số công việc content freelancer phổ biến tại Việt Nam hiện nay & mức thu nhập tương đương. Cùng khám phá nhé!
Content freelancer là làm gì?
Content freelancer là một công việc sáng tạo nội dung một cách tự do mà không bị ràng buộc về pháp lý với một công ty hay tổ chức cụ thể nào. Đối tượng khách hàng của freelancer có thể là những doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ. Hoặc cũng có thể là các cá nhân có nhu cầu sản xuất content.
Content freelancer là làm những gì?
Nói một cách nôm na, freelancer là việc 1 cá nhân nhận thực hiện dự án từ khách hàng (doanh nghiệp). Hình thức nhận việc khá đa dạng, qua các website dành riêng cho freelancer, mạng xã hội… Cần lưu ý cho các bạn content freelancer là nếu thu nhập hàng năm của bạn đạt mốc trên 100 triệu đồng, bạn sẽ cần đóng thuế thu nhập cá nhân.
Tại Việt Nam hiện nay, các content freelancer có thể nhận một số công việc phổ biến sau:
- Quản lý Fanpage Facebook.
- Admin tạo & duyệt content trong Group cộng đồng.
- Viết content chuẩn SEO cho website, blog.
- Xây kênh TikTok, YouTube cho brand/ KOC/ KOL: sáng tạo ý tưởng, kịch bản, sản xuất video…
- Cộng tác viên viết bài báo chí/ Nhà báo tự do.
- Viết câu chuyện doanh nghiệp, landing page bán hàng, …
- Ghostwriter (tác giả viết thuê cho 1 nhân vật nổi tiếng, chính trị gia, speaker, giám đốc công ty…).
- Viết bài luận thuê cho sinh viên Đại học.
- Viết báo cáo khoa học, viết nghiên cứu khoa học, viết các văn bản học thuật.
- …

Content freelancer kiếm được bao nhiêu tiền?
Các cấp độ khi làm content freelancer người mới bắt đầu cần biết
-
Level 1 – Content tổng hợp:
Dạng content tham khảo các ý tưởng/ cách triển khai từ nhiều nguồn khác nhau, có cả các bài viết tiếng Việt và tiếng Anh. Bạn thu nhặt nhiều nguồn khác nhau rồi về ‘xào’ lại theo cách hiểu và văn phong của bạn. Dạng này thường rất phổ biến với các công việc như fanpage, group admin,.. Mức phí bạn nhận được có thể rơi vào từ 50K – 100K trên 1 sản phẩm.
-
Level 2 – Content sáng tạo:
Với những thương hiệu có nhu cầu kể câu chuyện thương hiệu độc nhất & sáng tạo, xây dựng những nội dung dạng kể chuyện (storytelling) trên website/ báo chí, hay làm video xây kênh TikTok/ YouTube… Chất xám, nỗ lực và sự cam kết của content freelancer sẽ được yêu cầu cao hơn so với dạng ‘content tổng hợp’. Mức phí bạn nhận được có thể dao động từ 200-500K 1 bài viết website/blog.
Thậm chí lên đến tiền triệu (với các top freelancer/ writer giàu kinh nghiệm). Mức giá cho tuyến bài kể chuyện thương hiệu (brand story) trên báo chí – truyền thông, hay 1 kênh TikTok/ YouTube xịn sò có thể lên đến hàng chục, hàng trăm triệu cho 1 dự án kéo dài 2-3 tháng.
-
Level 3 – Content giúp xây dựng mô hình kinh doanh trực tuyến cho solo-workers.
Khi bạn đã trở thành một 4.0 solopreneur, một nhà khởi nghiệp tự thân (trên các nền tảng online), lúc này, content không còn là 1 dịch vụ thuê ngoài được định giá bằng những con số cụ thể nữa. Sáng tạo nội dung (Content Creation) bây giờ trở thành kỹ năng bắt buộc trong việc kể câu chuyện thương hiệu của bạn, tạo dựng hình ảnh & uy tín cho bạn trên các nền tảng số, giúp bạn kết nối với nhiều khách hàng – đối tác tiềm năng, và phát triển mô hình kinh doanh online.
Content freelancer phân chia theo kinh nghiệm làm việc (Lộ trình làm content freelancer)
Quay lại câu chuyện của những content freelancer newbie, thông thường các bạn sẽ bắt đầu ở level 1 hoặc level 2. Tùy theo kinh nghiệm, độ thông hiểu thị trường – sản phẩm, dịch vụ và kỹ năng sáng tạo của bạn.
Thông thường, khách hàng sẽ gửi brief, guideline cho bạn, các từ khóa SEO/ các main topic/ các ý tưởng làm video ngắn TikTok hoặc một số thông tin liên quan câu chuyện thương hiệu/ nhà sáng lập… tương ứng với các kênh (channel) bạn sẽ triển khai nội dung.
Thử hình dung một tháng 30 ngày, bạn hoàn toàn có thể handle được ít nhất 10 bài SEO, 10-20 post Facebook, 7-8 clip TikTok thời lượng ngắn đến trung bình… Vì vậy, bạn có thể kiếm job tay trái và đạt thu nhập 3-4 triệu; hoặc trở thành content freelance toàn thời gian và đạt thu nhập trên 8 triệu đồng mỗi tháng. Miễn là bạn chăm chỉ, nghiêm túc và có định hướng đúng đắn!

Lộ trình làm content freelancer: Các cấp độ thăng tiến
Mức lương mà mình nói ở trên thực ra cũng chỉ mới là mức lương khởi điểm dành cho người mới vào ngành content. Khi bạn đã nắm vững được “căn bản” của ngành rồi, bạn còn có thể tiến được xa hơn để lên ‘level 3’. Cùng xem xét 03 ý tưởng sau đây (cũng có thể lấy làm định hướng phát triển nhé bạn).

Thành lập agency nhận các dự án
Làm content freelancer không phải chỉ là viết, bạn hoàn toàn có thể tuyển thêm Designer, Video Editor để phát triển thêm các dạng Content ảnh, video, infographic, ebook, tài liệu…
Với định hướng này, bạn nên học thêm các kiến thức và kỹ năng:
- Inbound Marketing, sáng tạo Content đem lại giá trị cho thương hiệu.
- Tạo content bán hàng để đem về traffic, doanh thu cho thương hiệu.
- Phễu marketing – bán hàng bằng content, kiến thức UX Writing & Design để tối ưu nội dung theo cách tiêu thụ thông tin từ user.
- Tâm lý khách hàng, hành trình khách hàng, các chỉ số trong Facebook ads, google ads… để chọn lựa các mẫu content phù hợp khi chạy quảng cáo.
- Design hoặc edit video căn bản: để tạo ra các định dạng nội dung đa nền tảng.
THAM KHẢO KHÓA HỌC CONTENT CREATION FOR NEWBIE FREELANCER.
Với việc thành lập một team như vậy, bạn hoàn toàn có thể tạo ra một nguồn thu nhập thụ động nếu deal được các gói khách hàng lớn.
Tuy nhiên, bạn cũng cần dành nhiều thời gian để tuyển dụng, đào tạo cho các thành viên trong team. Làm được nhiều dự án, bạn sẽ càng lên tay và trở nên tự tin hơn trong việc thành lập 1 agency của riêng mình.
Trở thành SEO-er (cá nhân hoặc team)
Khi làm content freelancer, các bạn sẽ có rất nhiều thế mạnh để có thể trở thành một SEO-er, tuy nhiên vẫn cần trau dồi thêm các kỹ năng:
- Từ khóa (keyword) dựa trên ý định tìm kiếm của người dùng (Search Intent)
- On Page (tập trung nội dung, tối ưu title, thẻ mô tả, H1 H2…, xây dựng liên kết nội bộ); Off Page (xây dựng liên kết đến các trang có pagerank cao)
- Traffic (quay lại câu chuyện phễu marketing bằng nội dung: vừa tối ưu thứ hạng tìm kiếm trên GSRP, vừa tối ưu nội dung để thu hút & đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của user)
- Các kiến thức và kỹ năng chạy quảng cáo Google căn bản.
Đặc biệt lưu ý:
- Google thay đổi thuật toán liên tục, làm SEO là thiên về “kỹ thuật”; vì vậy bạn phải thường xuyên update những thuật toán, chính sách mới từ Google.
- SEO là mảng lớn, nếu chỉ muốn tăng thêm trafic dừng lại ở content chuẩn SEO.
- Đối với SEO thì traffic là một chỉ số cực kỳ quan trọng. Bạn phải học nhiều cách để kéo traffic về bài viết, về website Trở thành người kinh doanh chuyên môn/ SPDV bất kỳ.
- SEO hiện nay không chỉ áp dụng cho mỗi website và Google, mà còn mở rộng sang các nền tảng MXH khác.
Kinh doanh riêng: nấc thang cao nhất trên lộ trình phát triển khi làm 1 Content Freelancer
Như đã nói, đây là đích đến của các content freelancer chọn leo đến level 3. Với các bạn có đam mê với công việc kinh doanh, có một số vốn nhất định và chấp nhận một số rủi ro khi bắt đầu khởi nghiệp, bạn có thể cân nhắc tạo ra 1 SPDV dựa trên hiểu biết, chuyên môn hoặc kinh nghiệm của bạn (ĐÓNG GÓI CHUYÊN MÔN & BÁN NÓ).

Như cách 1 solopreneur đầu tàu tại Việt Nam hiện nay là chị Linh Phan. Chị đang làm với các dự án coaching, training về viết lách – sáng tạo – phát triển sản phẩm chuyên môn… của chị ấy.
Lợi ích khi một content freelancer chuyển sang làm kinh doanh độc lập.
- Tận dụng được chuyên môn sáng tạo nội dung. Các kỹ năng sẵn có của mình để tạo các nội dung self-branding, nội dung tiếp thị – bán hàng. Nhờ vậy tốn ít chi phí trong việc sản xuất content đa kênh/ thuê agency ngoài (chỉ cần bạn và một vài CTV, trợ lý là đủ)!
- Tận dụng được kỹ năng đọc hiểu, ‘think out of box’, … tích lũy được trong quá trình làm nội dung tự do. Các bạn có thể nghiên cứu mở rộng hiểu biết của bạn về Kinh Doanh.
- Tuy nhiên kinh doanh cần có kỹ năng quản trị tốt, hiểu biết về số liệu, kế toán. Ngoài ra cũng như cần có “máu liều” nhất định để theo định hướng này.
[BONUS] Tổng hợp các công việc Content Freelancer phổ biến tại Việt Nam và mức thu nhập
1. Viết bài (Content Writer)
- Viết bài blog: Sáng tạo nội dung hấp dẫn cho các blog cá nhân, doanh nghiệp, với đa dạng chủ đề như du lịch, công nghệ, làm đẹp,…
- Viết bài SEO: Tối ưu hóa nội dung để tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm, thu hút lượng truy cập lớn.
- Viết bài PR: Viết bài PR để quảng bá sản phẩm, dịch vụ, sự kiện của doanh nghiệp.
- Mức thu nhập: Tùy thuộc vào kinh nghiệm, chất lượng bài viết và độ khó của dự án, mức thu nhập của content writer có thể dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng/bài.
2. Viết kịch bản (Scriptwriter)
- Viết kịch bản video: Sáng tạo kịch bản cho các video quảng cáo, video giới thiệu sản phẩm, video hướng dẫn,…
- Viết kịch bản podcast: Viết kịch bản cho các podcast, chương trình radio.
- Mức thu nhập: Mức thu nhập của scriptwriter thường cao hơn so với content writer do yêu cầu về kỹ năng và sự sáng tạo cao hơn. Tại Việt Nam, mức lương trung bình của Script Writer dao động từ 15 triệu – 40 triệu đồng/tháng. Thu nhập của Script Writer khác nhau tùy vào kinh nghiệm làm việc. Những Script Writer làm việc cho các dự án lớn, đặc biệt là phim điện ảnh hoặc series truyền hình nổi tiếng, có thể kiếm được hàng trăm nghìn USD mỗi năm.
3. Biên tập (Editor)
- Biên tập nội dung: Sửa lỗi chính tả, ngữ pháp, cấu trúc câu, đảm bảo nội dung mạch lạc và dễ hiểu.
- Biên tập video: Chỉnh sửa video, thêm hiệu ứng, âm thanh, phụ đề.
- Mức thu nhập: Mức thu nhập của editor phụ thuộc vào khối lượng công việc và độ phức tạp của dự án. Theo tổng hợp trên thị trường thì mức thu nhập của Content Editor như sau: Mức thu nhập thấp nhất: 5.800.000 đồng/tháng. Mức thu nhập trung bình: 13.300.000 đồng/tháng. Mức thu nhập cao nhất: 29.000.000 đồng/tháng.
4. Social Media Content Creator
- Tạo nội dung cho các nền tảng mạng xã hội: Facebook, Instagram, TikTok, YouTube,…
- Xây dựng chiến lược nội dung: Lên kế hoạch nội dung, tương tác với cộng đồng.
- Mức thu nhập: Mức thu nhập của social media content creator phụ thuộc vào số lượng bài đăng, độ phức tạp của nội dung và số lượng người theo dõi. Mức thù lao khởi điểm (nếu bạn làm fulltime): 8.000.000 VNĐ – 15.000.000 VNĐ/ tháng. Từ đó, bạn quy đổi ra thành mức thù lao theo giờ, và tiến hành định giá cho dịch vụ freelance của mình khi nhận những dự án chăm sóc Fanpage, Instagram hay xây kênh TikTok nhé.
5. Copywriter
- Viết quảng cáo: Viết slogan, tiêu đề quảng cáo, nội dung quảng cáo trên các kênh online và offline.
- Viết email marketing: Viết email bán hàng, email giới thiệu sản phẩm.
- Mức thu nhập: Mức thu nhập của copywriter phụ thuộc vào hiệu quả của chiến dịch quảng cáo và độ phức tạp của dự án. Theo các trang tuyển dụng, mức lương trung bình của Copywriter rơi vào khoảng từ 11,5 – 17,5 triệu dành cho người làm full-time. Bạn chia ra thành mức thù lao theo giờ và tiến hành định giá cho dịch vụ của mình khi làm Freelance nhé.
Tham khảo: Các trang web Freelancer tốt nhất (2023-2024)
05 bước giúp freelancers duy trì quan hệ với khách hàng
Yếu tố ảnh hưởng đến mức thu nhập của content freelancer
- Kinh nghiệm: Freelancer có nhiều kinh nghiệm và portfolio ấn tượng thường có mức thu nhập cao hơn.
- Kỹ năng: Khả năng viết lách, sử dụng ngôn ngữ, am hiểu SEO, khả năng làm việc nhóm đều ảnh hưởng đến mức thu nhập.
- Ngành nghề: Các lĩnh vực như y tế, tài chính, công nghệ thường có mức thu nhập cao hơn.
- Khối lượng công việc: Số lượng từ, độ phức tạp của dự án cũng ảnh hưởng đến mức thu nhập.
- Khách hàng: Làm việc cho các công ty lớn, đa quốc gia thường có mức thu nhập cao hơn.
Lưu ý:
- Mức thu nhập trên chỉ mang tính chất tham khảo: Mức thu nhập thực tế có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
- Để tăng thu nhập: Freelancer nên không ngừng học hỏi, nâng cao kỹ năng, xây dựng thương hiệu cá nhân và mở rộng mạng lưới khách hàng.
Trên đây là một số hướng đi tiềm năng nhất của content freelancer theo kinh nghiệm của mình. Hy vọng bạn sẽ xác định được cho mình lộ trình làm content freelancer thật chi tiết, và thực hiện hóa thành công kế hoạch “tự do – tự lo” của mình!
Tác giả: Mạnh Phạm
- Kỹ Năng Kể Chuyện Trong Bán Hàng: Nhà Sáng Tạo Nội Dung Cần Nắm Vững
- Vén Màn “Bức Tranh Màu Hồng”: Khó Khăn Khi Làm Content Freelancer
- Chiến Thuật Seeding Group Facebook Giúp Freelancers Quảng Bá Thương Hiệu, Thu Hút Khách Hàng Hiệu Quả
- Daily Vlog Là Gì? Hướng Dẫn Cách Làm Daily Vlog Cho Người Mới Bắt Đầu
- Hướng Dẫn Cách Trở Thành Nhà Sáng Tạo Nội Dung TikTok (Phần 1)