Daily Vlog là gì? Có những cách làm daily vlog phổ biến nào?

kịch bản daily vlog triệu view
Reading Time: 7 minutes

Bạn đang là một content freelancer, một nhà sáng tạo nội dung độc lập, hay một vlogger mới vào nghề? Hẳn bạn rất quan tâm, tò mò cách viết kịch bản daily vlog vừa dễ lên xu hướng, vừa tạo ấn tượng đối với người xem mục tiêu phải không? Cùng mình khám phá bí quyết tạo kịch bản ‘triệu view’ qua bài viết này nhé.

Daily Vlog là gì?

Vlog là viết tắt của từ Video Blog, nó chính là một dạng Blog (Nhật ký trực tuyến) được thể hiện dưới dạng video. Daily Vlog là dạng video chia sẻ nhật ký công việc, cuộc sống, trải nghiệm cá nhân… của một người hay một nhóm người.

Đa phần Vlog chứa những góc nhìn, quan điểm, trải nghiệm cá nhân chân thực; thể hiện cảm xúc và cá tính riêng của từng Vlogger nên sẽ gây được hứng thú đối với người xem nhờ nét riêng biệt của từng video.

Trên TikTok, nội dung Vlog luôn tạo được sức hút mạnh mẽ với lượt xem lớn, rất nhiều video được lên xu hướng và giúp nhiều vlogger kiếm thu nhập khủng. Rất nhiều Hot Blogger được biết đến rộng rãi trên Tiktok nhờ những nội dung sáng tạo, hấp dẫn như Trinh Pham, Giang Ơi, Trí Phan, Phượng đi đâu, …

Vlog và Video Content: Khác nhau thế nào?

Vlog là một dạng content video, nhưng không phải video nào cũng là vlog. Còn rất nhiều concept nội dung video khác cũng hiện diện trên TikTok như phim ngắn, video hài, video review/ test sản phẩm, podcast – phỏng vấn đường phố, phóng sự…

Tìm hiểu thêm 4 loại nội dung dễ ăn đề xuất trên TikTok

Ưu, nhược điểm khi làm Vlog content

Khi tìm đọc các bài hướng dẫn cách viết kịch bản Daily Vlog, có lẽ bạn đã có sẵn ý định làm một Vlog rồi.

Tuy nhiên mình vẫn chỉ ra giúp bạn ưu nhược điểm của Vlog để bạn có thể cân nhắc trước khi quyết định sắm sửa thiết bị, lên kế hoạch sản xuất dạng nội dung này nhé.

Về ưu điểm:
– Tăng tỷ lệ người dừng lại xem nội dung, giảm tỷ lệ thoát và tăng tỷ lệ người follow (do không có yếu tố quảng cáo, quảng bá sản phẩm).
– Dễ dàng chia sẻ trải nghiệm, quan điểm, cảm xúc cá nhân; từ đó kết nối cảm xúc mạnh mẽ với người xem.
– Tạo nguồn thu nhập lý tưởng cho Freelancer/ Creator/ KOC thông qua việc tạo dựng thương hiệu cá nhân “truyền cảm hứng”. Khi bạn đã sở hữu lượng người theo dõi nhất định, bạn sẽ nhận được các hợp đồng quảng cáo, bán hàng qua livestream cho các brand, tham dự sự kiện, kiếm hoa hồng từ affiliate…

Về nhược điểm:
– Tốn nhiều thời gian và công sức, thậm chí là chi phí để setup, viết kịch bản và quay dựng nếu bạn thực hiện mọi thứ một mình.
– Tỷ lệ cạnh tranh của dạng nội dung này ngày càng tăng, đòi hỏi cách viết kịch bản daily vlog theo ‘chiều sâu’ nhiều hơn là tường thuật lại trải nghiệm công việc/ cuộc sống mỗi ngày.
– Dễ gây tranh cãi nếu như Vlogger đưa ra quan điểm cá nhân không khéo léo.

Các chủ đề làm content Daily Vlog phổ biến

Daily Vlog đời sống là gì?

Nội dung của Vlog đời sống thường xoay quanh trải nghiệm cá nhân trong cuộc sống hằng ngày. Ví dụ như chia sẻ về một ngày đi học, chia sẻ về lịch chăm con của một bà mẹ bỉm sữa, đời sống của một người tập gym, …

Tuy nhiên, không phải bạn chia sẻ điều gì đến cũng nhận được lượt xem cao. Nếu bạn là một người bình thường, và cuộc sống của bạn chẳng có gì mới mẻ, thú vị thì liệu có ai thèm quan tâm những gì bạn nói không? Ít nhất, nội dung của bạn phải hữu ích với họ, hoặc bạn phải là một hình mẫu lý tưởng để họ noi theo.

Vlog review sản phẩm-dịch vụ là gì?

Đây là một dạng vlog mô tả hành trình trải nghiệm thực tế một sản phẩm, dịch vụ nào đó, thông qua đó thể hiện quan điểm, cảm nhận cá nhân của vlogger. Dạng nội dung này thường thấy ở các vlog về du lịch, địa điểm ăn uống, dịch vụ làm đẹp…

Ưu điểm của blog review sản phẩm/ dịch vụ đó chính là lồng ghép quảng cáo một cách tự nhiên, tinh tế, thu hút, không gây cảm giác khó chịu cho người xem. Tuy nhiên, chi phí đầu tư bạn cần bỏ ra để tự trải nghiệm hết các địa chỉ du lịch, ăn uống, dịch vụ spa-thẩm mỹ… là con số không nhỏ.

Vlog cung cấp kiến thức, kỹ năng, mẹo vặt… là gì?

Với dạng nội dung này, vlogger đóng vai trò người hướng dẫn, người chia sẻ kinh nghiệm về một lĩnh vực nhất định. Tất cả những gì vlogger truyền tải tới người xem đều xuất phát từ kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm đã qua của bản thân.

Dạng nội dung này rất được người xem đón nhận và làm nên tên tuổi của rất nhiều vlogger như Giang ơi, Hannah Olala, Hoshi Phan… Yếu tố cốt lõi để làm dạng chủ đề này, đó là bạn phải cực kỳ giàu kinh nghiệm (level chuyên nghiệp cho đến chuyên gia) trong lĩnh vực bạn chia sẻ.

Daily vlog thử thách/ khám phá là gì?

Vlog này sẽ giúp bạn ghi lại những trải nghiệm thú vị của bản thân khi phát hiện ra một điều gì đó mới lạ hoặc mang tính thử thách.

Dạng chủ đề này không nhất thiết nằm trong một kênh riêng, mà có thể được lồng ghép chung với các chủ đề lớn như đời sống (thử thách 120 ngày xuyên Việt), review (thử thách 100K ăn sập quận …), kỹ năng (thử thách 30 ngày master kỹ năng viết copywriting)…

Vlog reaction là gì?

Nhắc đến bạn vlog này thì chắc hẳn bạn sẽ nhớ đến một vài cái tên khá quen thuộc như Độ mixi, Misthy, Viruss… Dạng nội dung này khá dễ làm, chỉ cần bạn quay lại bối ảnh và cảm xúc, cảm nhận bản thân trong quá trình mình xem một mv ca nhạc hoặc một bộ phim nổi tiếng nào đó.

Tuy nhiên, để video này được thành công thì bạn cần có sự duyên dáng trong cách giao tiếp và bộc lộ cảm xúc, tránh gây ra những luồng ý kiến trái chiều, rộng thêm đó là kiến thức rộng về lĩnh vực mà mình nói để thuyết phục người xem.

Định hướng chung cho 1 kịch bản daily vlog

Một kịch bản Vlog đầy đủ sẽ không bao gồm 2 phần: Phần tổng quan và Chi tiết (thường được trình bày ở dạng bảng biểu/ checklist).

Ở phần tổng quan kịch bản, bạn hãy ghi rõ những mục sau: Tiêu đề, mục tiêu, đối tượng hướng đến, thời lượng dự kiến.

Đây là bước chuẩn bị cần thiết trong giai đoạn bạn bắt đầu xây kênh TikTok.

Nếu không xác định cụ thể tệp khán giả bạn hướng đến, mục tiêu của vlog (để review dịch vụ, địa điểm nổi tiếng; chia sẻ về các phương pháp học tập/ rèn luyện kỹ năng bất kỳ; hay để tham gia thử thách nào đó), khả năng cao bạn sẽ dễ đi lạc trong mớ suy nghĩ và cảm hứng bất chợt của mình.

Đây là tình trạng mình đã từng gặp phải trong giai đoạn đầu xây kênh TikTok. Ý tưởng mình có rất nhiều, và mình thường xuyên thay đổi chủ đề lẫn cách làm video. Nên kênh của mình thời gian đầu tăng trưởng về follow và tương tác rất chậm.

Tới phần Chi tiết, bạn hãy triển khai chi tiết về cảnh quay, lời thoại, diễn xuất, góc máy, đạo cụ-thiết bị đi kèm…

Phần nội dung sẽ bao gồm các phân cảnh, mỗi phân ảnh sẽ đi kèm ghi chú về lời thoại hoặc text, thời gian cho từng phân cảnh, thêm các lưu ý về diễn xuất hoặc setup bối ảnh, góc quay, sản phẩm hay thiết bị/ phục trang đi kèm (nếu có)…

các thành phần cơ bản của 1 kịch bản daily vlog
Các thành phần cơ bản của 1 kịch bản video ngắn.

Bạn sẽ nói với mình rằng, làm Daily Vlog quan trọng nhất là tính tự nhiên của câu chuyện, vì vậy mọi sự chuẩn bị trước sẽ làm mất đi tính chân thực vốn có của vlog.

Nhưng mình sẽ hỏi ngược lại bạn: Nếu bạn không chủ động lên kế hoạch (ít nhất cho 5-10 video đầu tiên đăng tải) là bạn sẽ đi đâu, làm gì, chia sẻ những góc nhìn/ trải nghiệm đặc biệt gì của bản thân… Thì khi khán giả vào xem một kênh không có chủ đề nhất quán, review quá nhiều sản phẩm thuộc nhiều ngành hàng khác nhau, hay những chuyến đi của bạn thiếu yếu tố hook (địa điểm nước ngoài/ phương tiện di chuyển đặc biệt), trang phục/ bối cảnh quay vlog ‘thập cẩm’… chắc chắn họ sẽ rất khó nhận diện, phân biệt được bạn với các vlogger khác.

kich-ban-daily-vlog-3
Các yếu tố cần có khi bắt đầu làm nội dung Daily Vlog.

Bạn cũng cần lưu ý tới việc đưa thương hiệu cá nhân vào trong từng Vlog.

Hãy tạo ra một vlog với cá tính riêng của mình, để khi khán giả xem vlog của bạn, họ sẽ thấy một sự khác biệt hoàn toàn so với những video của người khác, lâu dần tên của bạn sẽ in vào trong tâm trí của họ. Bạn có thể thể hiện sự khác biệt thông qua phần mở đầu, câu slogan, hay cho phong cách quay video…

Tham khảo kịch bản, cách làm daily vlog từ các kênh triệu view khác.
Tham khảo kịch bản, cách làm daily vlog từ các kênh triệu view khác.

Bên cạnh đó, đừng quên sự tương tác với người xem video của mình bằng cách đặt ra câu hỏi hoặc đặt mình vào vị trí của người xem. Ví dụ, bạn có thể đặt câu hỏi kiểu như: bạn nghĩ sao về quan điểm này? Bạn có từng giống mình không? Việc này sẽ giúp bạn tạo được sự thân thiện, gần gũi với khán giả của mình.

Trên đây là bài viết chia sẻ góc nhìn tổng quan và áh triển khai kịch bản chi tiết cho một video Vlog. Hy vọng bài viết này thực sự hữu ích với bạn, giúp bạn có được những video lên xu hướng trên nền tảng Tik Tok. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết sau.

Tác giả: Nhung Phan

Xem thêm bài viết của tác giả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *