Ví Dụ Về Công Thức PAS: Bí Quyết Chạm Đến “Nỗi Đau” Khách Hàng

vi-du-ve-cong-thuc-pas-2
Reading Time: 10 minutes

Mặc dù cuộc chơi content ngày càng khốc liệt, nhưng vẫn có rất nhiều chiến dịch hiệu quả, đem lại chuyển đổi cao nhờ “xoáy sâu vào nỗi đau” của khách hàng. Đây là thứ bạn có thể học được nhanh chóng thông qua việc luyện viết theo các ví dụ công thức PAS. Cùng tìm hiểu nhé.

Công thức PAS là gì?

Công thức PAS là gì? Đây là tiền thân của content kể chuyện trong viết quảng cáo (Copywriting). PAS là viết tắt chữ cái đầu của: Problem (Vấn đề) – Agitate (Kích thích) – Solve (Giải pháp). Trọng tâm của công thức PAS chính là việc xoáy sâu vào vấn đề hay insight thầm kín của khách hàng, từ đó khơi gợi nhu cầu và kích thích cảm xúc mạnh mẽ. Khách hàng nhận thấy sự đồng cảm sâu sắc với thương hiệu của bạn và từ đó, họ sẽ cân nhắc ra quyết định mua hàng.

Cụ thể, cách thức triển khai công thức này sẽ bao gồm 3 phần như sau.

  • Problem (Vấn đề): Trình bày vấn đề mà khách hàng đang gặp phải
  • Agitate (Kích thích): Thể hiện cho khách hàng thấy mức độ trầm trọng của vấn đề lớn như thế nào nếu không được giải quyết 
  • Solve (Giải pháp): Đề xuất giải pháp liên quan (tính năng/ lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ bạn cung cấp) để giải quyết vấn đề của khách hàng. 

Công thức này không chỉ giới hạn ở một dạng nội dung nhất định, nó có thể được triển khai thành content ads, landing page, video giới thiệu sản phẩm, bài PR, Email Marketing, banner quảng cáo, TVC… Dưới đây là ví dụ công thức PAS

ví dụ công thức content PAS 1
Ví dụ công thức content PAS: xuất hiện trong mẫu content fanpage sản phẩm túi chườm bụng cho phụ nữ.

Vì sao công thức PAS đạt hiệu quả cao trong quảng cáo?

Công thức PAS hiệu quả nhờ đưa ra vấn đề một cách trực tiếp, ngắn gọn, dễ hiểu. Đặc biệt, đây cũng là một trong số những công thức content quảng cáo đem lại lượng tương tác (bình luận, chia sẻ rất lớn) vì nó giúp khách hàng nhận thức rõ vấn đề mình gặp phải, kích thích mong muốn giải quyết vấn đề của họ. Điều này rất ăn khớp với quyết định ‘mua hàng dựa trên cảm xúc’ của người tiêu dùng thời 4.0. Dưới đây là ví dụ công thức PAS, bạn có thể tham khảo hình ảnh sau.

ví dụ công thức content PAS 2
Ví dụ công thức content PAS: chiến lược ‘kích động nỗi sợ ung thư’ từ người tiêu dùng nước tương của hãng C năm nào.

Sử dụng công thức viết content PAS khi nào là hợp lý?

Lý do là bởi nỗi đau là thứ đã và đang hiện hữu và giày vò chúng ta hằng ngày, khiến cho chúng ta cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, tác động mạnh mẽ đến cảm xúc chúng ta. Hành vi này cũng giải thích thông qua việc con người thường có xu hướng chữa bệnh hơn phòng bệnh (đụng chuyện rồi mới cuống cuồng tìm cách giải quyết).

Nếu bạn bán thuốc bổ cho người đang vui vẻ, có thể họ sẽ tặc lưỡi “ồ mình vẫn còn khỏe phây-phây, cớ gì phải mua viên uống bổ sung”. Nhưng nếu bạn bán ‘tiên đơn’ cho người mang đủ thứ bệnh tật trong người, khả năng cao là người ta sẽ sẵn sàng chi bộn tiền để ‘vượt qua bạo bệnh’ và mua các lọ thuốc của bạn! Điều này cũng rất dễ lý giải thực phẩm bổ sung khó bán chạy bằng thuốc chữa bệnh, và nhà thuốc tây bao giờ cũng đắt khách hơn các hiệu kinh doanh thực phẩm chức năng.

Khi chúng ta khiến cho khách hàng nhận thức về “nỗi đau” của họ càng rõ ràng, họ càng mong muốn tìm kiếm giải pháp ngay lập tức. Đó cũng là lúc sản phẩm của chúng ta có thể “đường đường chính chính” xuất hiện trước sự mong chờ của khách hàng mà không bị coi là vô duyên, lố bịch.

ví dụ công thức content PAS 3
Lý do PAS được các thương hiệu sức khỏe – tài chính – giáo dục ưa chuộng.

Áp dụng nguyên tắc “tìm vui, lánh buồn” của Sigmund Freud

Công thức viết content PAS cũng được xây dựng dựa trên hiệu ứng tâm lý “Nguyên tắc niềm vui” (The Pleasure Principle) của Sigmund Freud. Nguyên tắc này đã giải thích rằng hành vi của con người thường có xu hướng tìm kiếm niềm vui, sự thỏa mãn về thể xác, tinh thần, đồng thời né tránh những nỗi đau, sự bất an, lo lắng… Như vậy cũng có nghĩa là, động lực lớn nhất cho hành vi của chúng ta thường xuất phát từ hai mục tiêu: tìm kiếm niềm vui và RỜI XA NỖI ĐAU.

Bí quyết áp dụng nguyên tắc này vào content PAS của bạn

  • Tạo ra sự tương phản: So sánh cuộc sống hiện tại của người tiêu dùng (đầy rẫy những nỗi đau, khó khăn) với cuộc sống lý tưởng mà họ mong muốn (hạnh phúc, khỏe mạnh, thành công).
  • Đề cao giá trị tích cực: Nhấn mạnh những lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ mang lại, ví dụ: “Bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để tận hưởng cuộc sống”, “Bạn sẽ có một mối quan hệ gia đình hạnh phúc”, “Bạn sẽ tự tin hơn trong công việc”.
  • Tạo cảm giác FOMO (Fear Of Missing Out): Gợi ý rằng nếu không sử dụng sản phẩm/dịch vụ này, họ sẽ bỏ lỡ cơ hội để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Bài viết liên quan

Cách Dùng ChatGPT Viết Content: Prompt Chi Tiết Cho 4 Công Thức Viết Quảng Cáo Bất Bại

Công Thức Content PAS Chinh Phục Trái Tim Khách Hàng: Giải Thích Chi Tiết, Hướng Dẫn Sử Dụng, Ví Dụ Minh Họa Sản Phẩm Giáo Dục, Công Nghệ, Làm Đẹp

Làm storytelling content dễ như ăn kẹo nếu bạn biết công thức này: PAS

Từ 1 Freelancer chuyên “ăn cắp” ý tưởng đến nhà sáng tạo kiếm ngàn đô hàng tháng 

Kỹ năng kể chuyện trong bán hàng mà Solo-ers cần có (Storytelling Content)

Content Creator/ Writer nên áp dụng công thức PAS hay AIDA?

Công thức PAS không hẳn tốt hơn công thức AIDA, và ngược lại cũng vậy. Tùy vào hoàn cảnh và bối cảnh mà ta có thể sử dụng công thức cho phù hợp. Dưới đây là một số lý do trả lời cho câu hỏi tại sao nên áp dụng công thức PAS thay cho AIDA trong một số trường hợp.

1. PAS tập trung vào vấn đề của khách hàng: PAS (Problem, Agitate, Solution): đi thẳng vào vấn đề mà khách hàng đang gặp phải, từ đó khơi gợi sự đồng cảm và thu hút sự chú ý của khách hàng. Điều này giúp PAS hiệu quả hơn trong việc tạo ra cảm giác “nguy hiểm” và thúc đẩy hành động hơn AIDA, vốn chỉ dựa trên việc thu hút sự tò mò và mong muốn từ khách hàng.
2. PAS tác động mạnh mẽ đến cảm xúc và nỗi đau của khách hàng: Theo lý thuyết của Sigmund Freud, người tiêu dùng thường bị thôi thúc bởi hai động lực chính là sự hài lòng và lảng tránh nỗi đau. Trong khi AIDA tạo cảm giác hài lòng thông qua việc tạo ra sự thích thú và khao khát, PAS lại tập trung vào việc khơi gợi và giải quyết nỗi đau của khách hàng (về tài chính, cảm xúc, hiệu suất…). Điều này giúp PAS đạt hiệu quả cao hơn trong những ngành hàng mà khán giả mục tiêu vốn đã ‘đau’ sẵn.
3. PAS mang lại sự đồng cảm: PAS khai thác sâu sắc cảm xúc của khách hàng bằng cách làm cho họ cảm thấy rằng bạn đang hiểu rõ vấn đề của họ. Việc tạo sự đồng cảm mạnh mẽ giúp dễ dàng thuyết phục khách hàng, đặc biệt khi họ muốn thoát khỏi các tình trạng hiện tại.
4. PAS mang lại khả năng chuyển đổi cao: Công thức PAS không chỉ giúp tạo ra sự chú ý mà còn nhanh chóng cung cấp giải pháp cụ thể cho vấn đề của khách hàng, chính yếu tố này tăng cường khả năng chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng thực sự.
Công thức PAS có thể phù hợp hơn trong các chiến dịch cần tác động sâu đến cảm xúc và nỗi đau của khách hàng, trong khi AIDA có thể hiệu quả hơn đối với các sản phẩm mới hoặc khi cần kích thích sự tò mò ban đầu. Bởi vậy việc lựa chọn công thức phù hợp với chiến dịch truyền thông là điều nên có.

Một số ví dụ công thức PAS trong thực tế

a. Kênh Youtube giáo dục trẻ em/ trẻ thành niên Nguyễn Thị Lanh 

Nhóm khán giả chính của cô Lanh là các đối tượng phụ huynh có con từ 7-17 tuổi, đang gặp những rắc rối trong việc nuôi dạy con. Các video đăng tải trên kênh của cô luôn đạt được những chỉ số ấn tượng như: hơn 44 triệu views, gần 500,000 lượt đăng ký kênh.

Xác định vấn đề cụ thể (Problem): Tổng quan những rắc rối trong việc nuôi dạy con, cụ thể mà phụ huynh thường gặp phải như:

  • Con lười học, không tập trung vào bài vở.
  • Con thường xuyên cãi vã với bố mẹ.
  • Con thiếu kỹ năng giao tiếp xã hội.
  • Con bị bắt nạt ở trường.
  • Con nghiện game, điện thoại.

Xoáy sâu vấn đề (Agitate) và đưa ra giải pháp (Solution):

  • Khoét sâu: “Bạn có từng cảm thấy bất lực khi con mình nghiện game đến bỏ bê việc học, tương lai của con đang dần tuột khỏi tầm tay? Bạn có sợ con mình sẽ trở thành một người thất bại không?”.
  • Giải pháp: Các video của cô Lanh sẽ giúp bạn hiểu rõ tâm lý của con cái ở tuổi dậy thì, từ đó tìm ra cách giải quyết hiệu quả các vấn đề mà con đang gặp phải. Bạn sẽ học được cách giao tiếp với con một cách khéo léo, tạo động lực học tập cho con và xây dựng một mối quan hệ hạnh phúc với con.

Xem kênh của cô tại đây: https://www.youtube.com/@NguyenThiLanh/videos

ví dụ công thức content PAS 4
ví dụ công thức content PAS: kênh YouTube Nguyễn Thị Lanh

b. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM (ví dụ về công thức content PAS)

Dưới đây là một bài PR trên trang web của bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, nhằm quảng bá dịch vụ tư vấn – khám chữa bệnh cho các phụ nữ sau sinh/ sau khi làm mẹ, với mong muốn giải quyết tình trạng lãnh cảm, rối loạn chức năng tình dục sau thời kỳ sinh nở cho các mẹ.

Xác định vấn đề cụ thể (Problem): Các chị em sau sinh thường gặp

  • Rối loạn chức năng tình dục sau sinh
  • Trầm cảm sau sinh
  • Mất ngủ, căng thẳng
  • Thay đổi tâm trạng thất thường

Xoáy sâu vấn đề (Agitate) và đưa ra giải pháp (Solution):

  • Khoét sâu: “Bạn có cảm thấy cuộc sống sau sinh thật nhàm chán và tẻ nhạt? Bạn lo lắng về mối quan hệ với chồng và tương lai của gia đình? Đừng để những vấn đề này ảnh hưởng đến hạnh phúc của bạn.”
  • Giải pháp: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cung cấp các dịch vụ tư vấn và điều trị chuyên nghiệp, giúp bạn lấy lại sự cân bằng về thể chất và tinh thần. Bạn sẽ được các chuyên gia tư vấn tận tình, giúp bạn vượt qua những khó khăn và tận hưởng cuộc sống hôn nhân trọn vẹn dài lâu.
ví dụ công thức content PAS 05
Bài PR theo công thức PAS: bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

c. Ví dụ công thức PAS từ sản phẩm thảo dược trị bệnh dạ dày GASTOSIC

Gastosic là thương hiệu thảo dược dành cho người bị trào ngược dạ dày, thực quản. Thương hiệu này đã khéo léo áp dụng công thức PAS vào TVC quảng cáo đăng trên kênh Youtube của mình. GASTOSIC – Thảo Dược Chuyên Biệt Cho Người Bị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản.

Xác định vấn đề cụ thể (Problem): Người bị bệnh đau dạ dày thường gặp các triệu chứng

  • Ợ nóng
  • Ợ chua
  • Đau bụng
  • Khó tiêu
  • Trào ngược dạ dày

Xoáy sâu vấn đề (Agitate) và đưa ra giải pháp (Solution):

  • Khoét sâu: “Bạn có cảm thấy mệt mỏi vì những cơn đau dạ dày hành hạ, thường xuyên bị ợ nóng và đau bụng sau khi ăn? Bạn muốn chấm dứt tình trạng này để có thể tận hưởng những bữa ăn một cách trọn vẹn hơn không?”.
  • Giải pháp: GASTOSIC sẽ giúp bạn giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của bệnh trào ngược dạ dày, mang lại cho bạn cảm giác thoải mái và dễ chịu. Sản phẩm được bào chế từ thảo dược tự nhiên, an toàn và hiệu quả.
ví dụ công thức content PAS 5
ví dụ công thức content PAS: kịch bản quảng cáo thảo dược GASTOSIC.
Ví dụ Problem (Vấn đề) Agitate (Kích thích) Solution (Giải pháp) Điểm mạnh Điểm yếu
Kênh YouTube Nguyễn Thị Lanh Con nghiện game, không học Con sẽ thất bại,  không có tương lai Video của cô Lanh sẽ giúp con cải thiện vấn đề Tập trung vào cảm xúc của phụ huynh Có thể thêm nhiều ví dụ cụ thể hơn
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Rối loạn chức năng tình dục sau sinh Ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, gây ra trầm cảm Dịch vụ tư vấn và điều trị chuyên nghiệp Tâm Anh Nhấn mạnh tầm quan trọng của sức khỏe tâm lý Có thể thêm thông tin về các phương pháp điều trị cụ thể
GASTOSIC Đau dạ dày, ợ nóng Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, không thể tận hưởng bữa ăn Thảo dược GASTOSIC giúp giảm các triệu chứng Sử dụng hình ảnh minh họa sinh động Có thể nhấn mạnh hơn về thành phần tự nhiên sản phẩm
Tóm lại, công thức PAS vẫn được chứng minh là một công thức content hiệu quả và đem lại tỷ lệ chuyển đổi cao cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mọi bài viết áp dụng công thức này đều thành công. Bởi điều này còn phụ thuộc vào sức sáng tạo, hiểu biết về khách hàng, sản phẩm và kỹ năng “múa bút” của người làm content. Mong rằng những ví dụ công thức PAS trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách áp dụng chúng trong công việc của mình.

Tác giả: Nhung Phan, Bảo Thạch

Bài viết cùng chủ đề:

Xem thêm bài viết của tác giả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *