5 Mẫu Kịch Bản Phim Ngắn Về Gia Đình Dễ Viral Trên TikTok 2025

Kịch bản phim ngắn gia đình
Reading Time: 12 minutes

Bạn đang tìm ý tưởng để viết kịch bản phim ngắn về chủ đề gia đình? Bạn chưa biết làm thế nào để thực sự lay động trái tim của hàng triệu người trên TikTok? Bài viết này sẽ gợi ý những mẫu và cách viết kịch bản phim ngắn về gia đình cảm động, giúp bạn có ý tưởng sáng tạo câu chuyện riêng và thu hút sự chú ý từ hàng triệu người trên mạng xã hội.

1. 5 mẫu kịch bản phim ngắn, video ngắn chủ đề gia đình viral trên TikTok 2024

Làm sao để biết cách viết kịch bản video sao cho hợp lý và chạm tới cảm xúc của người xem, đây chính là điều mà nhiều người làm content đang tìm kiếm. Cùng tham khảo một số mẫu kịch bản dưới đây mà mình đã tổng hợp được nhé!

Mẫu kịch bản 1: Giải quyết mâu thuẫn

Đây là một kịch bản phim cảm động về gia đình, thường được sử dụng ở nhiều bộ phim ngắn và TVC quảng cáo.

Kịch bản video:

Mẹ:
_Học thì không lo học. Toàn theo những thứ vô bổ.

Con trai:
️🎼Mẹ chưa bao giờ biết ước mơ của tôi là gì
16 tuổi anh trên sân khấu
Chẳng quan tâm những lời cười chê
Vẫn hàng ngày cố gắng phấn đấu để nhạc mình có thật nhiều người nghe
Âm nhạc bắt tai
Vì híp hốp vẫn luôn rực cháy trong phổi
Chạy con flow đi khắp Hà Nội
Với một đôi chân rong ruổi

Mẹ & Con:
_Nắng nôi như này, sao không về nhà mà nghỉ đi con. Chứ không chiều còn đi học thêm đấy

_Con qua đây để xem có giúp đỡ mẹ được gì không ấy mà

_Thôi về đi. Trường học cách đây cả chục cây số chứ ít ỏi gì
Mày tập trung mà học đi, sắp thi rồi đấy Minh. Về học bài đi con, đứng đấy làm gì?

_Thôi con về mẹ nhá.

[…]
_Mày học kiểu gì đây. Nên cuối cùng mẹ cấm mấy thứ xì xồ như vậy, nghe rõ chưa?

_Vâng ạ.
️🎼Bởi vì mẹ có riêng cho mình
Những ước mơ về tôi thật khác…

—-
Chị bán sạp hàng bên cạnh & Mẹ:
_Cô Thủy hôm nay làm gì mà dọn hàng sớm thế? Thế thằng Minh đi đâu mà không ra giúp ạ?

_Nó đi học thêm rồi.

_Thằng bé vừa ngoan vừa học giỏi, sau này mẹ được nhờ rồi. Cũng mong thằng bé nên người, sau này không vất vả như mẹ nó. Thôi bác bán hàng em về trước nhá.

—-
Mẹ & Con:
_Mày bảo với mẹ đi học thêm, nhưng học thêm của mày đây á?
_Con xin lỗi
_Học không lo học, toàn thành thứ vô bổ
_Mẹ biết gì mà nói! Có bao giờ mẹ hiểu con muốn gì không? Mẹ chỉ muốn con sống theo ý mẹ thôi!

Con:
️🎼Một ước mơ thật to lớn, với thằng nhóc trung học cơ sở
Chỉ tiếc rằng mẹ của con, lại coi tất cả là điều vô bổ
Con chỉ muốn một mình tự đi qua những đoạn đường phía trước
Con có hoài bão của mình, không chỉ là ước mơ mẹ vẽ ra…

Mẫu kịch bản 1: Giải quyết mâu thuẫn
Mẫu kịch bản 1: Giải quyết mâu thuẫn.

Cấu trúc kịch bản:

  • Mở đầu: Bắt đầu bằng một tình huống gây xung đột giữa các thành viên. Ví dụ, bố mẹ thiên vị người em út hơn.
  • Xung đột: Xung đột lên cao khi nhân vật chính cảm thấy xa cách với gia đình. Ví dụ, người anh trai cảm thấy cô lập và nghĩ rằng mình bị đối xử như “con ghẻ”.
  • Cao trào: Mâu thuẫn đỉnh điểm, dẫn đến cãi vã và người anh bỏ nhà ra đi.
  • Giải quyết: Sau thời gian xa nhà, người anh nhận ra tình cảm thật sự của bố mẹ và quay về hàn gắn mối quan hệ.
  • Kết: Gia đình hòa hợp, nhận ra rằng những điều nhỏ nhặt không đáng để làm rạn nứt tình cảm.

Mẫu kịch bản 2: Khó khăn và đoàn kết

Đây là kịch bản phim ngắn về gia đình khi gặp khó khăn và vượt qua bằng sự đoàn kết từ các thành viên.

Mẫu kịch bản video ngắn chủ đề gia đình số 5: Ngày đặc biệt
Mẫu kịch bản 2: Khó khăn và đoàn kết.

Kịch bản video:

Quỳnh & Chồng:
_Chị Hai à, em không có thua kém Huệ đâu nha. Chỉ là em là người ngoài, cho nên em chuyển 50.000đ là được rồi ha. (chồng kéo tay vợ, vợ nạt lại) Anh làm cái gì vậy?
_Anh hỏi em làm cái gì mới đúng á. Đầu tháng anh mới chuyển 100 triệu đâu?
_Thì em mua đồ cho mẹ thôi.
_Em mua sao em không nói cho anh biết?
_Em có thời gian hả? Chi bằng em dùng thời gian đó, em với lại em gái của anh á, học thêm về cách kiếm tiền.
_Em…

Em chồng & Quỳnh:
_Ủa chị Quỳnh, bữa giờ chị Quỳnh mua cho chị Hai quá trời quà luôn mà bây giờ mua thêm chi nữa vậy?
_Em đừng có hiểu nhầm. Cái này là chị mua cho mẹ của chị.

(Quỳnh quay sang nói với chồng)
_À đúng rồi. Con em gửi trường mầm non rồi đó. Nhớ chuyển cho em 50 triệu tiền học phí đó.
_Em cho con đi học sao không nói anh một tiếng?

2 người em chồng của Quỳnh:
_Chị Quỳnh không có bắt máy…
_Thôi khỏi gọi đi. Bây giờ cô ta chỉ biết quan tâm bản thân mình với gia đình của cô ta. Còn xem gia đình mình giống như là những người xa lạ. Em đi gọi món đi Huệ.
_Dạ!

Chị Hai & các em:
_2 đứa nè, chị có đề xuất. Bé Huệ nó sắp đi lấy chồng. Mỗi người chúng ta 200 triệu cho bé làm của hồi môn. Ok không?
_Tụi em không có vấn đề gì cả.

(máy tua tới mặt chồng của Quỳnh)
_À… Còn em á? Cái này chắc em về em bàn với vợ em cái đó đã.

Em chồng:
_Cái này có gì đâu phải thương lượng? Huệ là em gái của chúng ta mà. Giúp 1 chút có sao đâu anh?

Chồng Quỳnh:
_Không phải vấn đề là nên hay không nên. Mà bây giờ cái việc nhỏ không thương lượng được. Thì sau này cái việc lớn làm sao mà thống nhất được?
Lúc nào cũng coi mình là gia đình hết. Con vợ là người ngoài sao?

2 vợ chồng Quỳnh:
_Không biết khi nào bà vú mới tới nữa.
_À… 2 hôm trước anh cho bà vú nghỉ việc rồi.
_Ủa sao vậy? Mà sao anh không nói với em?
_Ủa? Tiền thuê người là anh trả. Mắc cái gì phải nói với em? Với lại chị Hai không có về đâu nha.
_Không phải anh nói là chị Hai chỉ ở đây 2 ngày thôi sao? Chị Hai đâu có rành mấy cái việc (chăm bé) này đâu. Với lại chỉ nấu ăn em ăn cũng không quen nữa.
_Thì bây giờ đến cũng đến rồi. Không lẽ bây giờ đuổi chị Hai về? Rồi hàng xóm nhìn vào nói thì làm sao đây?

Chị Hai & chồng Quỳnh:
_Chị tưởng em với bé Quỳnh bàn với nhau xong hết rồi mới qua đón chị chứ? Em chưa nói gì với bé Quỳnh nữa à?
_Không phải. Em chỉ là muốn vợ của em không lo lắng thôi à.
_Đỡ phải lo? Đỡ phải lo đây là đang gieo rắc cái sự… bất hòa một cách ngẫu nhiên à?
[…]

Cấu trúc kịch bản:

  • Mở đầu: Gia đình đối mặt với khủng hoảng (mất mát, bệnh tật, tài chính).
  • Phản ứng: Mỗi thành viên có cách phản ứng khác nhau: căng thẳng, lo lắng.
  • Đoàn kết: Các thành viên cùng nhau vượt qua khó khăn, tạo ra những khoảnh khắc xúc động.
  • Kết: Gia đình vượt qua thử thách, khẳng định tình yêu thương và sự gắn kết.

Mẫu 3: Hành trình của tình yêu

Đây là một phim ngắn về tình cảm gia đình, tập trung vào hành trình tình yêu của một thành viên trong gia đình.

Mẫu 3: Hành trình của tình yêu
Mẫu 3: Hành trình của tình yêu.

Kịch bản video:

Bin:
_Mẹ ơi, mẹ có nhớ đợt con cãi nhau với chị Su không?

Chị Su & Bin:
_Aaaa… Bin, ai cho em lấy đồ của chị? Nó hư hết rồi nè!
_Thì … em thấy đẹp nên em cầm coi thôi!
_Tự tiện vô phòng người khác lấy đồ còn nói nữa?
_Sao chị đẩy em, em có cố ý đâu? Mấy cái này lát chị ghép lại cũng được mà?

(chị Su quát ra ngoài với mẹ)
_Mẹ … Coi nó nè!!
_Em ghét chị! Có cái bộ xếp hình cũng la mình nữa!!!

Mẹ & chị Su:
_Em không cố ý đâu con.
_Con biết … Nhưng mà cái này con ghép 3 tuần nay rồi đó mẹ. Hức hức…
(Bin đứng ngoài cửa nghe được)

(Bin mua gà rán xin lỗi chị Su)
[nhạc nền cảm động]
_Còn thiếu gì nữa ta? À … [khoảng lặng] chị Su!
(Bin cầm đĩa gà rán ra trước máy quay, màn hình hiện thông điệp)
“AI CŨNG CÓ THỂ YÊU THƯƠNG THEO CÁCH CỦA MẸ”

2 chị em:
_Qua đây chơi nè chị Su!
_Trời ơi ghi sai chính tả kìa ông ơi (Bin viết là SORI CHỊ SU)
(cả nhà cùng cười)

Cấu trúc kịch bản:

  • Mở đầu: Một thành viên trong gia đình hồi tưởng lại những khoảnh khắc quan trọng trong cuộc sống.
  • Phát triển: Qua từng cảnh, thể hiện các giai đoạn từ lúc gặp nhau, kết hôn, sinh con đến những khó khăn trong cuộc sống.
  • Cao trào: Tình yêu gia đình bị thử thách bởi khó khăn (bệnh tật, mất mát).
  • Kết: Gia đình cùng vượt qua khó khăn, khẳng định sức mạnh của tình yêu và sự gắn bó.

Mẫu kịch bản phim ngắn hay về gia đình số 4: Ký ức và giá trị tình thân

Mẫu kịch bản phim ngắn hay về gia đình số 4: Ký ức và giá trị tình thân
Mẫu kịch bản phim ngắn hay về gia đình số 4: Ký ức và giá trị tình thân.

Cấu trúc kịch bản: Đây là một trong những mẫu kịch bản phim gia đình tập trung vào ký ức và giá trị.

  • Mở đầu: Nhân vật chính nhớ lại những ký ức gia đình qua một bức ảnh hoặc kỷ vật.
  • Kể lại ký ức: Sử dụng flashback để mô tả các khoảnh khắc đáng nhớ trong quá khứ như bữa ăn gia đình hay ngày lễ.
  • Giá trị: Nhân vật nhận ra những giá trị sâu sắc mà gia đình đã truyền lại.
  • Kết: Nhân vật quyết định tiếp nối và phát huy những giá trị này trong cuộc sống hiện tại.

Mẫu kịch bản video ngắn chủ đề gia đình số 5: Ngày đặc biệt

Mẫu kịch bản 2: Khó khăn và đoàn kết
Mẫu kịch bản video ngắn chủ đề gia đình số 5: Ngày đặc biệt.

Cấu trúc kịch bản: Một kịch bản phim ngắn TikTok về sự kiện gia đình đầy cảm xúc.

  • Mở đầu: Gia đình chuẩn bị cho một sự kiện đặc biệt như sinh nhật hay kỷ niệm.
  • Phát triển: Rắc rối xảy ra trong quá trình chuẩn bị, dẫn đến căng thẳng và hiểu lầm.
  • Cao trào: Xung đột đỉnh điểm, dẫn đến sự chia rẽ tạm thời trong gia đình.
  • Kết: Sự kiện diễn ra và các thành viên nhận ra giá trị thực sự của tình cảm gia đình, kết thúc bằng một khoảnh khắc đầy xúc động.

Nhận xét cá nhân: Kịch bản cần có cấu trúc rõ ràng, hấp dẫn, dễ tạo cảm xúc và đồng cảm cho người xem. Tình huống xung đột và cao trào nên được xây dựng logic và đưa lên đầu video tạo sự chú ý, tò mò tới người xem. Nội dung phù hợp với nền tảng TikTok. Tuy nhiên, cần đảm bảo diễn biến nhanh gọn, nội dung hài hước hoặc tình tiết nút thắt cần được phân bổ hợp lý, tạo trải nghiệm thoải mái cho khán giả xem video.

2. Những lưu ý khi viết kịch bản phim ngắn về gia đình

Để kịch bản phim ngắn về gia đình thực sự chạm tới trái tim người xem trên TikTok vào năm 2025, người viết cần lưu ý những yếu tố sau:

1. Xây dựng nhân vật chân thực (Tính cách rõ ràng, Mối quan hệ gia đình, Đặc điểm riêng biệt)

  • Tính cách rõ ràng: Thay vì những tính cách chung chung, hãy xây dựng nhân vật với những đặc điểm cá nhân độc đáo, thậm chí có phần “lập dị” nhưng vẫn gần gũi với cuộc sống. Ví dụ: Một bà ngoại thích chơi game online, một ông bố vụng về nhưng luôn cố gắng nấu ăn cho gia đình, một cô con gái nghiện TikTok và luôn cập nhật trend.
  • Mối quan hệ gia đình: Khai thác những khía cạnh đa dạng của mối quan hệ gia đình, không chỉ có tình yêu thương mà còn có những mâu thuẫn, hiểu lầm, sự khác biệt thế hệ. Ví dụ: Mâu thuẫn giữa mẹ và con gái về việc sử dụng mạng xã hội, sự bất đồng giữa ông bà và con cháu về lối sống. Quan trọng là cách giải quyết mâu thuẫn một cách hài hước hoặc cảm động.
  • Đặc điểm riêng biệt: Tạo cho mỗi nhân vật một “signature” riêng, có thể là một câu nói cửa miệng, một hành động đặc trưng, một sở thích kỳ quặc. Ví dụ: Ông nội luôn đeo kính râm và thích kể chuyện ngày xưa, bà ngoại luôn dùng icon trong tin nhắn, cậu em út luôn quay TikTok “reaction” mọi thứ.

Ví dụ:

  • Nhân vật: Bà Lan, 70 tuổi, thích chơi game Candy Crush Saga, luôn cập nhật các trend trên TikTok nhưng hay bị lẫn.
  • Mối quan hệ: Bà Lan và cháu gái (16 tuổi) thường xuyên “đấu khẩu” về việc sử dụng điện thoại, nhưng thực chất rất yêu thương nhau.
  • Đặc điểm riêng biệt: Bà Lan luôn gọi cháu gái là “cục vàng” và hay sử dụng filter “mèo” khi gọi video call.

2. Kịch tính và cảm xúc (Cao trào cảm xúc, Khoảnh khắc ấm áp)

  • Cao trào cảm xúc: Tạo ra những tình huống bất ngờ, kịch tính, nhưng vẫn phải hợp lý và gần gũi với cuộc sống gia đình. Ví dụ: Bà Lan vô tình livestream cảnh cả nhà đang ăn tối lên TikTok và bất ngờ trở nên viral, cậu em út bị “bóc phốt” trên TikTok vì những trò nghịch ngợm.
  • Khoảnh khắc ấm áp: Xen kẽ những khoảnh khắc hài hước, vui vẻ, ấm áp để cân bằng cảm xúc cho người xem. Ví dụ: Cả nhà cùng nhau nhảy theo một trend TikTok, bà Lan dạy cháu gái nấu món ăn gia truyền, cả nhà cùng xem lại những video kỷ niệm cũ.

Ví dụ:

  • Cao trào: Bà Lan vô tình livestream cảnh cả nhà đang ăn tối lên TikTok và bất ngờ trở nên viral, thu hút hàng triệu lượt xem.
  • Ấm áp: Sau sự việc đó, cả nhà cùng nhau xem lại những bình luận hài hước của cư dân mạng và cùng nhau tạo ra một video TikTok mới.

3. Kể chuyện tự nhiên (Diễn biến mạch lạc, Đối thoại tự nhiên)

  • Diễn biến mạch lạc: Câu chuyện cần có mở đầu (giới thiệu nhân vật, tình huống), phát triển (xung đột, biến cố), cao trào (đỉnh điểm của xung đột) và kết thúc (giải quyết vấn đề, thông điệp). Tuy nhiên, với TikTok, nên ưu tiên những câu chuyện ngắn gọn, tập trung vào một tình huống cụ thể.
  • Đối thoại tự nhiên: Sử dụng ngôn ngữ đời thường, gần gũi với giới trẻ, có thể chêm vào những câu nói trending trên TikTok. Tránh những lời thoại quá “kịch” hoặc “sến súa”.

Ví dụ:

  • Mở đầu: Giới thiệu gia đình bà Lan và thói quen sử dụng TikTok của mỗi người.
  • Phát triển: Bà Lan vô tình livestream cảnh ăn tối.
  • Cao trào: Video trở nên viral.
  • Kết thúc: Cả nhà cùng nhau tạo video TikTok mới.

4. Hình ảnh và âm thanh (Cảnh quay cảm xúc, Âm nhạc)

  • Cảnh quay cảm xúc: Sử dụng góc quay đa dạng, zoom cận cảnh vào biểu cảm của nhân vật để tăng cường cảm xúc. Chú trọng ánh sáng và màu sắc để tạo không khí phù hợp.
  • Âm nhạc: Chọn nhạc nền trending trên TikTok, hoặc những bài hát phù hợp với nội dung và cảm xúc của video. Sử dụng hiệu ứng âm thanh để tăng tính sinh động.

Ví dụ:

  • Sử dụng hiệu ứng slow-motion khi bà Lan bất ngờ nhận ra mình đang livestream.
  • Sử dụng nhạc nền hài hước khi cả nhà cùng nhau tạo video TikTok mới.

5. Truyền tải thông điệp (Thông điệp rõ ràng, Gợi mở cho người xem)

  • Thông điệp rõ ràng: Truyền tải những thông điệp tích cực về tình cảm gia đình, sự thấu hiểu, sự gắn kết giữa các thế hệ.
  • Gợi mở cho người xem: Không cần phải “dạy đời” một cách trực tiếp, hãy để người xem tự cảm nhận và suy ngẫm về thông điệp qua câu chuyện.

Ví dụ:

  • Thông điệp: Sự kết nối giữa các thế hệ thông qua công nghệ, sự thấu hiểu và yêu thương trong gia đình.

6. Chi tiết nhỏ nhưng ý nghĩa (Chi tiết cuộc sống hàng ngày)

  • Sử dụng những chi tiết đời thường, gần gũi với cuộc sống của người xem để tạo sự đồng cảm. Ví dụ: Bữa cơm gia đình, những câu chuyện phiếm sau bữa tối, những trò đùa nghịch ngợm của anh em.

Ví dụ:

  • Bà Lan luôn chuẩn bị món canh chua cá kho tộ cho cả nhà vào mỗi tối thứ Sáu.
  • Cả nhà thường xuyên tụ tập xem phim truyền hình vào cuối tuần.

7. Kết thúc mở hoặc có ý nghĩa (Kết thúc cảm động)

  • Kết thúc có thể là một khoảnh khắc cảm động, một câu nói ý nghĩa, hoặc một tình huống gợi mở để người xem tự suy ngẫm.

Ví dụ:

  • Kết thúc bằng cảnh cả nhà cùng nhau xem lại video TikTok vừa quay và cười vui vẻ.

Đặc biệt cho TikTok 2025:

  • Ngắn gọn: Ưu tiên video ngắn, dưới 60 giây, tập trung vào một tình huống.
  • Trending: Sử dụng nhạc nền, hiệu ứng, hashtag trending trên TikTok.
  • Tương tác: Khuyến khích người xem bình luận, chia sẻ, duet video.
  • Tính sáng tạo: Thử nghiệm những định dạng video mới, hiệu ứng độc đáo.

Bằng cách áp dụng những lưu ý và ví dụ trên, bạn sẽ tạo ra những kịch bản phim ngắn về gia đình hấp dẫn, chạm đến trái tim người xem trên TikTok vào năm 2025.

Kết luận

Việc xây dựng mẫu kịch bản phim ngắn về gia đình không chỉ là nghệ thuật kể chuyện, mà còn là cơ hội để kết nối và truyền tải những giá trị sống sâu sắc. Qua 5 mẫu kịch bản phim ngắn TikTok về gia đình ở trên, bạn có thể tạo ra những câu chuyện cảm động, dễ dàng viral trên mạng xã hội. Hãy để khán giả cảm nhận tình yêu, sự hy sinh và giá trị của gia đình qua tác phẩm của bạn!

Tham khảo thêm:

5 Mẫu Kịch Bản Video Ngắn Về Mẹ Cảm Động, Sâu Sắc: Chạm Đến Triệu Trái Tim

Xem Ngay 4 Mẫu Kịch Bản Xây Kênh TikTok Ngành Dịch Vụ Đào Tạo, Tư Vấn 2025

Xây Dựng Mẫu Kịch Bản Livestream Bán Hàng Trên TikTok Như Thế Nào Cho Hiệu Quả?

Tác giả: Nhung Phan

Xem thêm bài viết của tác giả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *