Content được ví như vua của mọi nghề, nghề content như là một giải pháp giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng một cách nhanh tróng. Có rất nhiều công thức được mọi người áp dụng, biến thoái khác nhau và mang lại hiệu quả vượt trội. Vậy các công thức viết content hay đang được nhiều người làm content áp dụng như nào? Cùng tìm hiểu nhé!
Công thức viết content hay tăng chuyển đổi
1. Công thức viết content hay ‘vỡ lòng’: Mở-Thân-Kết
Bạn không nghe nhầm đâu, đây là công thức căn bản nhất mà 1 cây viết newbie nào cũng từng đụng qua. Nó bao gồm 3 phần:
- Mở bài (dẫn dắt vào vấn đề)
- Thân bài (trình bày các ý tưởng muốn truyền tải về vấn đề)
- Kết luận (tổng kết vấn đề).
Lưu ý: nên ưu tiên đưa những thông tin quan trọng nhất lên đầu để tránh trường hợp người đọc không đủ kiên nhẫn và thoát bài viết trước khi tìm đến được những thông tin thực sự quan trọng. Bạn có thể tham khảo trang Cafebiz để hiểu hơn về cách trang báo này áp dụng mô hình KIM TỰ THÁP NGƯỢC (thông tin quan trọng nhất -> ít quan trọng hơn -> ít quan trọng nhất) như thế nào nhé.
2. Công thức viết content hay – AIDA
*Giải thích và ví dụ chi tiết: Viết content theo công thức AIDA: Giải thích chi tiết, ví dụ dễ hiểu cho freelancers
Đây gần như là công thức viết copywriting, content điển hình được nhiều người làm content và doanh nghiệp sử dụng phổ biến.
3. Công thức viết content hay – PAS
Giải thích + ví dụ chi tiết về công thức content PAS: Công Thức Content PAS Chinh Phục Trái Tim Khách Hàng: Giải Thích Chi Tiết, Hướng Dẫn Sử Dụng, Ví Dụ Minh Họa Sản Phẩm Giáo Dục – Công Nghệ – Làm Đẹp
P – Problem: vấn đề mà độc giả đang gặp phải
A – Agitate: đào sâu vào vấn đề để tăng sự quan trọng của nó
S – Solve: đưa ra các giải pháp cho độc giả
4. Công thức viết content hay – FAB
Giải thích + ví dụ chi tiết công thức content FAB: Công thức viết content FAB và ví dụ chi tiết: Chỉ 3 chữ nhưng khiến nội dung ra đơn ào ào
F – Features: tính năng của sản phẩm/dịch vụ cần quảng bá
A – Advantages: ưu điểm vượt trội của sản phẩm/dịch vụ đó so với các đơn vị đối thủ
B – Benefits: các lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ sẽ mang lại
Sau khi bạn nhấp vào “TÌM HIỂU THÊM” dẫn đến các trang trong: hãng mới tiếp tục đi sâu vào lợi ích i15 mang lại cho người sử dụng (ADVANTAGES: phạm vi thu phóng quang học dài nhất, chụp hình cực đẹp cực ngầu). Rồi kéo xuống dưới nữa mới là mục “Khám phá tất cả”: đi sâu vào chi tiết tính năng của titan khi dùng để đúc điện thoại (FEATURES).
5. Công thức viết content hay – BAB
Giải thích + Ví dụ chi tiết công thức content BAB: Viết content theo công thức BAB: Giải thích kèm ví dụ chi tiết ngành thẩm mỹ, app ngoại ngữ, khóa học content
B – Before: tình trạng trước khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ
A – After: tình trạng sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ
B – Bridge: tạo dựng mô hình bắc cầu giữa Before và After là sản phẩm/dịch vụ và lợi ích của chúng mang lại.
6. Công thức viết content hay: 4A
Aware: nhận biết
Attitude: nhận biết
Act: nhận biết
Act again: lặp lại hành động
7. Công thức viết content hay: 4C
Clear: nội dung truyền tải rõ ràng
Concise: nội dung súc tích, cô đọng
Compelling: nội dung có tính thuyết phục, kích thước sự quan tâm
Credible: nội dung uy tín, đáng tin cậy
8. Công thức viết content hay: APP
A – Agree: thừa nhận, đồng ý với vấn đề
P – Promise: đưa ra cam kết về giải quyết vấn đề
P – Preview: cho người đọc xem trước nội dung sẽ nhắc
Công thức viết content hay là gì?
Content hay có thể hiểu là nội dung bài viết có sự liên quan, mang tính xác thực, đem lại sự hữu ích, đúng với ý định tìm kiếm hoặc chạm vào cảm xúc của người đọc khi đã tìm đến nội dung ấy.
Công thức viết content hay bao gồm: chủ đề đúng & hấp dẫn, nội dung theo flow người đọc & có tính sáng tạo, giải quyết đúng vấn đề mà người đọc quan tâm: họ sẽ ở lại trang web của bạn lâu hơn; có nhiều khả năng mua hàng, lựa chọn thương hiệu của bạn hơn so với đối thủ.
Cách viết content hay và dễ thu hút người đọc
Dưới đây là 06 bước cơ bản về cách viết content hay mà bạn cần biết để tạo ra một nội dung chất lượng để thu hút nhiều người đọc.
1. Xác định đối tượng
Bất kỳ nội dung bài viết nào thì việc xác định đối tượng mục tiêu cần hướng đến là rất quan trọng. Xác định được độc giả mục tiêu của mình là ai, thì mới nắm rõ được điều họ quan tâm, vấn đề họ đang gặp phải là gì và họ mong muốn được gì sau khi tìm kiếm và đọc về chủ đề mà bạn đề cập tới.
Ví dụ, với Mr. Thạch thì mục đích của chiếc website này là “Cung cấp mọi thứ liên quan đến Sáng tạo nội dung cho người làm việc độc lập từ 25-35 tuổi: Content Freelancer & Solopreneur, Solo-startup”.
2. Xác định chủ đề
Để viết được một content hay thì điều đầu tiên bạn cần phải xác định chủ đề cần viết. Chủ đề hoặc vấn đề bất kỳ mà bạn nghĩ rằng nhiều người đọc hiện nay hoặc chính bạn đang quan tâm đến.
3. Thu thập thông tin
Quá trình thu thập thông có thể xem là bước quan trọng nhất bởi sẽ giúp bạn xác định được cách viết bài sẽ triển khai như thế nào là hợp lý nhất. Ta có thể thu thập thông tin tùy theo chủ đề, lĩnh vực trong xã hội hiện nay trên các nguồn như internet, sách báo,…
Công đoạn này nói khó thì cũng không khó, nhưng không dễ chút nào – vì bạn sẽ bị sa đà vào những thông tin rất chung-chung, rất “google” (kiểu ừ cái này ai cũng biết mà?).
Bí quyết cho bạn là tìm kiếm theo các từ khóa đuôi dài (long-tailed keyword), từ khóa ngách (niche keyword); tìm cả nguồn tiếng Việt & tiếng Anh nhé.
4. Xác định mục tiêu
Tiếp đến là xác định mục tiêu cần đạt được trong nội dung bài viết để thỏa mãn được mong muốn của người đọc. Hãy liệt kê và đánh giá, chọn lọc những mục tiêu then chốt dựa theo mức độ quan trọng nhiều đến ít để tập trung vào lượng thông tin phù hợp nhất.
Chẳng hạn, với các bài viết đăng tải trên website, mục tiêu của từng bài sẽ là tăng traffic, tăng số lượng người điền thông tin đăng ký (lead), hay tăng lượt chuyển đổi (mua khóa học CONTENT CREATION)…
5. Bắt đầu viết
Bắt đầu từ những gạch đầu dòng hoặc những thông tin mà bạn đã thu thập được để làm sườn bài (mục lục bài viết). Sau đó kết hợp sự sáng tạo của bản thân bạn để bổ sung vào đó những đoạn miêu tả, khái niệm, kiến thức, suy nghĩ,… đúng, phù hợp nhất.
Kỹ thuật viết thì có rất nhiều tài liệu tham khảo, bạn có thể thử tìm hiểu khóa học SÁNG TẠO NỘI DUNG CHO NGƯỜI LÀM VIỆC ĐỘC LẬP để được hướng dẫn chi tiết các công thức làm nội dung copywriting, SEO, creative & short video nhé.
6. Chỉnh sửa và hoàn thiện content
Từ một bản nội dung thô được tổng hợp dựa trên các thông tin thu thập và ý tưởng của bản thân, hãy thêm vào các bước chỉnh sửa cần thiết như:
- Kiểm tra các lỗi dấu câu và chính tả.
- Chú ý về cách hành văn.
- Tối ưu hình thức bài viết sao cho dễ đọc, dễ hiểu nhất.
- Trau chuốt lại các câu chữ khó hiểu, thuật ngữ khô cứng.
- Biến các từ khóa chuyên môn lạ thành gần gũi.
- Bổ sung các lưu ý để bài viết tăng giá trị, sắc bén hơn.
- Thêm các ví dụ minh họa giúp nội dung chân thực hơn.
- Thêm tính giải trí để bài viết bớt nhàm chán.
Top 9 tiêu chí để đánh giá một content hay
Có nhiều cách và quy chuẩn để đánh giá một content hay. Tùy vào góc nhìn, kinh nghiệm của mỗi người mà nhận xét sẽ khác nhau. Tuy vậy, vẫn có một số tiêu chí “thép” để đánh giá một content nào đó có hay và hiệu quả hay không. Cùng tìm hiểu nhé!
1. Nội dung mang tính nguyên bản
Để đánh giá một content, người ta thường dựa vào chỉ số Unique content và Orgnial content, tức là tính độc đáo và tính nguyên bản của một content. Đây là một trong những tiêu chí được chính Google đặt ra nhằm để xác định thứ hạng của từ khóa trên chính công cụ tìm kiếm của google.
2. Góc nhìn độc đáo
Mỗi người có một góc nhìn khác nhau, sử dụng một quy chuẩn nào đó để đánh giá một content. Góc nhìn của bạn có thể chính là điều mà mọi người đang tìm kiếm.
Từ 1 Freelancer chuyên “ăn cắp” ý tưởng đến nhà sáng tạo kiếm ngàn đô hàng tháng
3. Cung cấp nội dung giá trị
Mỗi bài content đều mang lại một giá trị nào đó tới với khách hàng hoặc doanh nghiệp. Có thể cung cấp thông tin khuyến mại, cung cấp mẹo, thông tin hữu ích tới cho khách hàng mục tiêu.
Ví dụ: bản thân mình thường chia sẻ kiến thức về content, những thứ mình học được trong quá trình làm content. Qua quá trình chia sẻ mình có thêm những người bạn mới vào nghề theo dõi, và đặc biệt là những vị khách hàng tiềm năng của mình.
4. Nội dung giải đáp thắc mắc của khách hàng
Mỗi bài viết sẽ giải quyết một nhu cầu hoặc một vấn đề của ai đó. Ví dụ bạn đang học tiếng anh và muốn tìm hiểu về lộ trình học tiếng anh. Những bài viết với tiêu đề như “Lộ trình tiếng anh từ A – Z cho người mới bắt đầu” sẽ là những bài viết mà bạn sẽ quan tâm tới.
5. Tiêu đề nội dung hấp dẫn
Theo nghiên cứu của Copyblogger cho thấy, 80% người dùng dễ thu hút bởi tiêu đề của bài viết và 20 % còn lại dễ dàng đọc hết bài viết của bạn. Đó cũng là lý do mà tiêu đề là một trong những tiêu chí đánh giá một content hay.
6. Nội dung dễ đọc dễ lắm bắt
Dễ đọc dễ lắm bắt thông tin là điều sẽ quyết định xem người đọc có ở lại đọc hết bài viết của bạn hay không. Đặc điểm này mọi người thường chú ý tới hình thức trình bày, cách bạn sử dụng từ ngữ, cách trình bày bài viết sẽ được nhiều người chú ý hơn.
Mẹo: Bạn có thể sử dụng thêm các icon để thu hút sự chú ý của người đọc
7. Nội dung có nguồn trích dẫn chính thống
Thông tin chính thống và chất lượng sẽ tăng độ uy tín cho cá nhân, doanh nghiệp của bạn. Ví dụ: khi đưa tin về bão số 3 nên lan truyền thông tin từ những nguồn uy tín như cổng thông tin chính phủ, báo vtv 24, … Mọi thông tin sai trái sẽ chịu trách nghiệm trước pháp luật.
8. Nội dung kích thích hành vi của khách hàng
Chạm được tới cảm xúc của khách hàng là điều mà ai làm content cũng mong muốn. Khi chạm được tới cảm xúc của khách hàng, quyết định từ cảm xúc sẽ trở nên dễ ràng hơn. Ví dụ vì cảm động mà bạn có thể mua một túi đeo mà chưa chắc bạn đã thực sự cần tới.
9. Nội dung chuẩn SEO
Một bài viết chất lượng hoàn toàn có thể đạt vị trí cao trên Google. Tuy nhiên, nếu không được tối ưu về mặt SEO, khả năng lan tỏa của nội dung sẽ bị hạn chế. Bạn nên quan tâm tới một số chỉ số SEO như: unique, mật độ từ khóa, …
Để tạo nên content hay không bao giờ dễ dàng, nhưng nó sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều khi bạn đầu tư và viết chúng bằng đam mê của mình. Hãy thực hành nhiều để tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm để cải thiện được kỹ năng công thức viết content hay ấn tượng, sắc bén nhất nhé.
Tác giả: Đô Nguyễn
- Content Freelancer xây dựng lộ trình nghề nghiệp như thế nào?
- “Bật mí” cách xác định search intent: thấu hiểu ý định mua hàng của user
- Liên kết nội bộ là gì? Cách đi link nội bộ chuẩn seo 2024?
- [Cập nhật] Gợi ý mẫu kịch bản video ngắn cho newbie creator
- Kỹ thuật Brainstorming (Công Não) Trong Sáng Tạo Nội Dung: Creator Cần Nắm Vững